Các nhân tố tác động

Một phần của tài liệu Luận văn: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ TẠI CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM pot (Trang 33 - 42)

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã phân tích trong Chƣơng I, giới hạn về số liệu thu thập và phạm vi nghiên cứu của đề tài, các biến dự định đƣa vào khảo sát nhƣ sau :

- Các mô hình Harris-Todaro, mô hình chuyển dịch lao động của George J.Bonas và mô hình kinh tế của di cƣ của Harvey B.King đều nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế trong tác động đến di cƣ. Vì vậy, đây phải là biến số cần khảo sát trƣớc hết trong mô hình hồi quy. Đại diện cho các yếu tố kinh tế sẽ là thu nhập bình quân của từng địa phƣơng, tính theo GDP bình quân đầu ngƣời, biểu hiện cho mức độ phát triển và khả năng tạo ra thu nhập cho ngƣời dân tại địa phƣơng đó. Bên cạnh đó, khả năng có việc làm/có thu nhập từ tình hình kinh tế hiện tại tại địa phƣơng cũng sẽ đƣợc tính đến, các yếu tố này đƣợc khảo sát trên tình hình giá trị sản xuất kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh bán lẻ, …tức một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu có tạo ra việc làm.

- Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong Chƣơng 1, hai mô hình chuyển dịch lao động của George J.Bonas và mô hình kinh tế của di cƣ của Harvey B.King đều có nhắc đến chi phí khi thực hiện di cƣ và một trong các yếu tố đƣợc nhấn mạnh liên quan đến chi phí này trong cả hai mô hình là khoảng cách địa lý giữa nơi đi vào nơi đến. Có thể hình dung sự đồng biến mạnh giữa khoảng cách địa lý và chi phí di cƣ, khoảng cách càng cao thì chi phí chi trả sẽ càng lớn, do đó bắt buộc ngƣời di cƣ phải cân nhắc trƣớc khi thực hiện việc ra đi. Do đặc thù tại Việt Nam có hai địa phƣơng đại diện là Hà Nội và TPHCM có kinh tế phát triển vƣợt bậc so với các vùng khác, do đó ngƣời dân sẽ có xu hƣớng đổ về hai nơi này, sao cho chi phí ra đi là thấp nhất, tƣơng ứng, họ sẽ chọn khoảng cách nào (đến hai khu vực trên) là ngắn nhất.

Do đó, biến số khoảng cách khảo sát nhân tố này trong mô hình cần đƣợc lựa chọn sao cho minh họa rõ nét đƣợc điều này.

- Bảng tổng hợp các yếu tố hút và đẩy do Ali Mansoor và Bryce Quillin trình bày trong nghiên cứu của mình cho thấy giáo dục và y tế có thể vừa là yếu tố đẩy vừa là yếu tố hút tác động đến quá trình di cƣ. Do đó, trong mô hình sẽ đƣa các biến số đại diện cho sự khác biệt về chất lƣợng cuộc sống theo vùng miền nhƣ khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục, y tế vào phân tích hồi quy.

- Mô hình kinh tế của di cƣ do Harvey B.King tiếp tục nhắc đến sự khác biệt do phong tục tập quán, lối sống của vùng miền theo cộng đồng cũng có thể làm ảnh hƣởng đến sự di cƣ. Do các tỉnh thành địa phƣơng gần nhau thƣờng có một tập quán tƣơng đồng nhau ở một mức độ nhất định, nên để đƣa yếu tố này vào khảo sát trong mô hình, toàn bộ 64 tỉnh thành sẽ đƣợc phân làm các vùng địa lý theo cách phân chia của Tổng cục Thống kê. Phƣơng pháp khảo sát bằng cách dùng biến giả sẽ đƣợc sử dụng để so sánh sự khác nhau trong di cƣ giữa các vùng địa lý.

Tóm lại, các biến số cụ thể đƣợc mô tả và dự kiến sự tác động tƣơng quan đến số ngƣời di cƣ nhƣ sau :

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân

Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo bình quân đầu ngƣời là biến số về giá trị các sản phẩm nông nghiệp tính bình quân tại từng địa phƣơng. Có hai luồng ý kiến về sự tƣơng quan giữa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời và số ngƣời di cƣ ở từng địa phƣơng. Có ý kiến cho rằng khi thu nhập kiếm đƣợc từ làm nông không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày, ngƣời lao động nông thôn có xu hƣớng tìm đến nơi khác có khả năng tìm kiếm thu nhập cao hơn. Thông thƣờng ngƣời nông dân thƣờng chọn hƣớng di

cƣ từ nông thôn lên thành thị trong nội tỉnh hoặc cũng có thể di cƣ sang nông thôn ở tỉnh khác hoặc thành thị ở tỉnh khác, do đó, biến số này cũng có tác động nhất định đến số ngƣời di cƣ đi/đến một địa phƣơng. Hoặc cũng có thể chính khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, canh tác, … làm tăng năng suất sản xuất nông nghiệp và do đó, làm giảm nhu cầu lao động trong lĩnh vực này. Lúc này, yếu tố giá trị sản xuất nông nghiệp có thể gián tiếp làm tăng lao động dôi dƣ trong lĩnh vực nông nghiệp, biến điều này thành yếu tố đẩy ngƣời dân tìm đến nơi khác có thị trƣờng lao động rộng lớn hơn.

Tuy vậy, cũng không thể loại trừ quan điểm : chính sản lƣợng sản xuất nông nghiệp tăng lên làm tăng nhu cầu lao động trong lĩnh vực này, mà khu vực sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam chủ yếu dùng lao động thủ công, lao động tay chân là chính do đó khi sản lƣợng nông nghiệp tăng sẽ thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến.

Theo quan điểm ngƣời thực hiện đề tài này, biến số Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đại diện hơn cho mức thu nhập của ngƣời dân tại khu vực nông thôn và do đó, đối với những tỉnh thành có mức thu nhập bình quân từ nông thôn thấp, số ngƣời di cƣ từ nông thôn địa phƣơng này sang nông thôn/thành thị địa phƣơng khác sẽ tăng lên. Do đó, sự thay đổi giữa hai biến số này sẽ là ngƣợc chiều nhau.

Diện tích cây lƣơng thực có hạt bình quân

Diện tích cây lƣơng thực có hạt bình quân đại diện cho số diện tích đất canh tác tạo ra nguồn lƣơng thực (lúa, lạc, đậu, bắp, …) có thể đem lại thu nhập cho ngƣời nông dân. Trong những năm gần đây, diện tích nông nghiệp ở nƣớc ta liên tục bị giảm, số diện tích khai hoang mới không đủ để bù đắp cho số diện tích bị mất đi do chuyển đổi công năng sang mục đích khác (nhƣ mở sân

golf, làm du lịch, khu công nghiệp,…). Theo ƣớc tính16, bình quân mỗi năm có từ 8000-10.000 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển dụng sang những mục đích sử dụng khác, làm ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn không có đất canh tác, mất đi thu nhập và việc làm. Mặt khác, vốn đầu tƣ vào khu vực nông thôn rất thấp, số lƣợng nông dân hƣởng lợi từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp không cao do trình độ hạn chế càng làm khả năng ngƣời lao động nông thôn không có việc làm tại quê hƣơng. Tất cả những điều này thúc đẩy ngƣời lao động nông thôn trở thành ngƣời di cƣ đến nơi khác. Vì vậy, diện tích cây lƣơng thực bình quân đầu ngƣời sẽ biến thiên cùng chiều với số ngƣời di cƣ đến địa phƣơng đó. Cụ thể, khi diện tích bình quân đầu ngƣời tăng sẽ làm giảm số ngƣời di cƣ rời bỏ quê hƣơng, làm tăng số ngƣời di cƣ đến từ nơi khác tìm và ngƣợc lại.

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc bình quân

Khu vực ngoài nhà nƣớc luôn là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất. Phần lớn các doanh nghiệp trong khu vực ngoài nhà nƣớc đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ, rất ít doanh nghiệp chọn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do lợi nhuận thấp. Khu vực sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc bao gồm các doanh nghiệp hoạt động từ nhiều nguồn vốn khác nhau (ngoại trừ đầu tƣ nƣớc ngoài), từ huy động vốn cổ phần, tƣ nhân, hợp tác, liên doanh. Đây cũng là khu vực năng động và bao gồm nhiều ngành nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra hầu hết số việc làm mới hàng năm. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam17, số ngƣời làm việc trong khu vực ngoài Nhà nƣớc chiếm chiếm 88.2% tổng số lao động, gấp 8

16

Mạnh Hùng, Di dân : Bài toán đang tìm lời giải, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập tại http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT18120779198 ngày 08/11/2008

17

Kết quả điều tra lao động, việc làm 2005 - Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 231 ngày 21/11/2005

lần số lao động làm việc trong khu vực Nhà nƣớc. Trong năm 2004-2005, mức tăng lao động ở khu vực ngoài Nhà nƣớc cũng cao hơn nhiều so với khu vực Nhà nƣớc (1,022,000 so với 72,600 ngƣời). Qui mô hoạt động của các doanh nghiệp khu vực này ở mức nhỏ và vừa, yêu cầu lao động không đòi hỏi quá cao (đặc biệt là về giấy tờ, hồ sơ), chi phí để tìm việc trong khu vực này thấp, vì thế việc làm trong khu vực này sẽ thu hút nhiều ngƣời lao động tìm đến, trong đó có không ít là dân di cƣ.

Ở những địa phƣơng có khu vực ngoài Nhà nƣớc đầu tƣ lớn hoặc hoạt động mạnh, số việc làm tạo ra sẽ tăng tƣơng ứng, đồng nghĩa với thu hút nhiều lao động hơn. Nếu lực lƣợng lao động ở địa phƣơng không cung ứng đủ nhu cầu của những Doanh nghiệp này, nguồn cung còn lại sẽ đến từ các địa phƣơng khác trên cả nƣớc. Ngƣời lao động (trong đó có ngƣời di cƣ) sẽ tìm đến nơi có điều kiện tìm đƣợc việc làm dễ dàng hơn. Do đó, số ngƣời di cƣ đến một địa phƣơng đƣợc cho là sẽ tỷ lệ thuận với giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc (tính theo bình quân đầu ngƣời) ở địa phƣơng đó.

Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nƣớc bình quân

Mang tính chất đƣợc bao cấp và hoạt động từ nguồn vốn Nhà nƣớc, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực Nhà nƣớc vẫn phải theo đƣờng lối phát triển kinh tế do Nhà nƣớc đề ra nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội, chính trị bên cạnh yếu tố lợi nhuận. Một trong những mục tiêu đó là tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế ở một địa phƣơng gặp nhiều khó khăn. Đôi lúc, mục tiêu tạo ra việc làm còn lấn át cả các mục tiêu hiệu quả kinh tế. Đơn cử nhƣ các chƣơng trình phát triển ngành công nghiệp mía đƣờng, xi măng ở khắp cả nƣớc. Một số nhà máy, xí nghiệp còn đƣợc đặt ở vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích “tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ”. Khi các công ty, doanh nghiệp này ra đời, không kỳ vọng là nhu cầu lao động sẽ tăng cao tới

mức thu hút lao động di cƣ ở các tỉnh khác nhƣng nó có thể có tác động tích cực trong việc giảm hiện tƣợng di cƣ đi nơi khác của cƣ dân tại tỉnh thành đó, gián tiếp làm tăng mức di cƣ đến hoặc giảm mức di cƣ đi của địa phƣơng. Vì vậy, biến số này có thể sẽ biến thiên đồng biến với số di cƣ của từng địa phƣơng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân

Khu vực bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ là nơi tạo ra việc làm nhiều nhất trong các lĩnh vực kinh tế tại khu vực thành thị. Phát triển khu vực bán lẻ hàng hóa, dịch vụ cũng nằm trong các mục tiêu ƣu tiên phát triển kinh tế của Chính phủ.

Nhờ mức độ ổn định trong hệ thống an ninh chính trị, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp dân chúng có thu nhập trung bình và cao ở Việt Nam gia tăng nhanh cộng với nền kinh tế phát triển gia tăng hàng năm, Việt Nam là một trong những nơi phát triển mạng lƣới và hệ thống bán lẻ nhanh nhất thế giới. Trong đánh giá về chỉ số phát triển bán lẻ chung (Global Retail Development Index - GRDI) của tập đoàn tƣ vấn hàng đầu thế giới AT Kearney, Việt Nam liên tục thăng hạng. Từ hạng 8 trong năm 2005 lên hạng 3 năm 2006, hơi giảm xuống hạng 4 trong năm 2007 nhƣng đã vƣơn lên đứng đầu trong năm 200818

. Hàng loạt các tập đoàn đã đặt chân lên thị trƣờng Việt Nam nhƣ Procter & Gamble, Unilever, Johnson&Johnson, Sony, Honda, Dairy Farm, Best Denki, METRO, Casio Group và Parkson Group… cho thấy sức thu hút của thị trƣờng bán lẻ có qui mô hơn 80 triệu dân

Do đặc thù công việc trong lĩnh vực bán lẻ và cung cấp dịch vụ thƣờng đơn giản, nhân công không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, vốn đầu tƣ ít, mức độ linh hoạt cao, lĩnh vực hoạt động đa dạng cộng với sự phát triển rất nhanh

18

tại các thành thị, nhu cầu lao động tại những địa phƣơng có mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bình quân cao thu hút nhiều lao động di cƣ tìm đến. Do vậy, mức di cƣ tại các địa phƣơng sẽ tỉ lệ thuận với mức bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ bình quân.

Ngoài những yếu tố về kinh tế, các yếu tố về y tế và giáo dục cũng sẽ đƣợc khảo sát tác động lên số ngƣời di cƣ trong nghiên cứu này. Các biến số này bao gồm :

Số cán bộ ngành Y trực thuộc sở Y tế và Số giƣờng bệnh trực thuộc sở Y tế bình quân trên 100,000 dân.

Biến số đầu đại diện cho nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, biến số thứ hai đại diện cho cơ sở vật chất trong lĩnh vực này. Hai biến số này cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Ở những địa phƣơng không đảm bảo khả năng chăm sóc y tế cho ngƣời dân (đặc biệt đối với ngƣời già, trẻ em) hoặc khả năng chữa một số loại bệnh nan y có hạn, nhu cầu đƣợc chăm sóc tốt hơn sẽ nảy sinh trong một số bộ phận ngƣời dân. Những bệnh nhân có nhu cầu chuyển viện sẽ kéo theo ít nhất một ngƣời thân kèm theo để chăm sóc. Đối với ngƣời chƣa có nhu cầu về y tế, những địa phƣơng có hệ thống y tế đầy đủ, có nhiều tiện ích do dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp sẽ là yếu tố thu hút ngƣời dân lựa chọn làm địa điểm di cƣ đến. Vì vậy, sự biến thiên giữa hai biến này với số di cƣ đƣợc kỳ vọng sẽ tỉ lệ thuận với nhau.

Số giáo viên, số sinh viên đại học và cao đẳng bình quân trong 100,000 dân

Đây là biến số đại diện cho khả năng đáp ứng việc đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp cho ngƣời dân. Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tìm

kiếm một công việc phù hợp luôn là mục tiêu của ngƣời dân trong độ tuổi lao động (đặc biệt là tầng lớp lao động trẻ). Để hiện thực hóa điều này, nhu cầu đƣợc đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp cũng ngày càng tăng. Những địa phƣơng ít trƣờng học (đào tạo chuyên môn hoặc dạy nghề) sẽ là yếu tố đẩy ngƣời muốn đƣợc đào tạo chuyển đến nơi khác. Mặt khác, do yếu tố cạnh tranh lẫn nhau, những địa phƣơng có nhiều trƣờng Đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề, nhiều học viên theo học thƣờng kéo theo chất lƣợng đào tạo cao hơn, do đó điều này góp thêm yếu tố hút đối với ngƣời có nhu cầu đào tạo. Ví dụ ở Đà Nẵng cũng có trƣờng Bách Khoa, Kinh tế nhƣng hàng năm vẫn có một lƣợng lớn sinh viên ở Đà Nẵng khăn gói vào học tại các trƣờng Bách Khoa, Kinh tế ở TPHCM. Theo nhu cầu này, số ngƣời di chuyển khỏi một địa phƣơng vì mục đích giáo dục sẽ luôn xuất hiện cho tới khi cung giáo dục và cầu giáo dục ở địa phƣơng đó đạt đƣợc trạng thái cân bằng. Trong thực tế đây là điều rất khó xảy ra nên di cƣ vì mục đích giáo dục luôn xuất hiện hàng năm. Hiện tƣợng di cƣ của một lƣợng lớn thanh niên ở độ tuổi tốt nghiệp trung học hàng năm sau các kỳ thi Đại học là một ví dụ cụ thể. Đó là chƣa kể không ít trong số này có đi kèm theo ngƣời thân để chăm sóc.

Một phần của tài liệu Luận văn: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ TẠI CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM pot (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)