1. Phân tích đặc điểm khách hàng ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Khách hàng ở các nơi khác nhau có đặc điểm khác nhau. Để hiểu về đặc điểm của người tiêu dùng Đồng Tháp có đặc điểm gì ta cần tiến hành khảo sát thực tế từ những cửa hàng bán gạo tại các chợ. Ở đây chúng ta tiến hành phỏng vấn 30 mẫu tại 2 thị xã trung tâm của tỉnh Đồng Tháp đó là thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc làm đại diện. Ta thu thập được những thông tin sau:
Bảng 6: LOẠI GẠO ĐƯỢC BÁN NHIỀU NHẤT Tên loại gạo Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Gạo 504 56 1
Gạo108 33 2
Gạo Thơm 5 4
Loại khác 6 3
Tổng cộng 100
(Nguồn: tự điều tra)
Tại Đồng Tháp bán rất nhiều loại gạo khác nhau với chất lượng chủng loại và giá cả cũng khác nhau.
Các loại gạo được bán phổ biến tại Đồng Tháp là: 504, 108, TS2000, Thơm Jesmine, Thơm Sóc Trăng, Thơm Đài Loan, Tàu Hương mới, Hàm Châu, CS mới, Nàng Hương Chợ Đào, Bụi, Móng Chim, Huyết Rồng, Tài Nguyên, 1960, Ngọc Nữ, Nàng Thơm, Trắng Tép, Tàu Mùn, Tàu Hương, gạo túi Rồng Vàng, gạo Thơm Thái...Trong đó loại được bán chạy nhất là 504 chiếm 56 % kế đến là gạo 108 chiếm 33 %, đứng thứ 3 là gạo thơm các loại 5 %.
Các loại gạo này có giá bán lẻ như sau:
Gạo 504 dao động trong khoảng từ 3.800 đồng/kg - 4.200 đồng/kg Gạo 108 dao động trong khoảng từ 4.200 đồng/kg - 4.500 đồng/kg
Điều này cho thấy tại Đồng Tháp người tiêu dùng thích sử dụng những loại gạo này. Theo những người bán hàng cho biết những loại gạo này được bán chạy đa số là họ đã quen dùng và đồng thời giá lại rẽ phù hợp với đa số người tiêu dùng.
Bảng 7:CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA GẠO CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Yếu tố Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Chất lượng 21 3
Giá cả 47 1
Thói quen dùng gạo 24 2
Khác 8 4
Tổng cộng 100
(Nguồn: tự điều tra)
Trong những yếu tố quyết định mua loại gạo nào của người tiêu dùng thì giá cả là yếu tố quyết định nhất chiếm 47 %, tiếp theo là do thói quen dùng một loại gạo nào của người tiêu dùng. Kế tiếp là chất lượng chiếm 21 % còn lại là do những yếu tố khác tác động.
Bảng 8: KHÁCH HÀNG MUA GẠO CHỦ YẾU Mua gạo từ Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Mối quen 61 1
Khách lạ 17 3
Uy tín người bán 22 2
Tổng cộng 100
(Nguồn: tự điều tra)
Đa số khách hàng mua gạo từ những người quen biết, chiếm 61 % do mối quan hệ mua bán lâu dài. Đồng thời cũng do tin tưởng vào người bán (22 %) do vậy khách hàng mua do uy tín của người bán cũng không nhỏ. Khách hàng thấy nơi nào thuận tiên thì họ mua, miễn sao giá cả hợp lý, phù hợp với họ. Số lượng này chiếm 17 %.
Điều này cho thấy rằng, các công ty muốn tiêu thụ gạo tại thị trường nội địa thì cần phải chú trọng đến lực lượng buôn lẻ. Họ là những người trực tiếp liên hệ với khách hàng và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
Bảng 9: NHÀ CUNG CẤP CHỦ YẾU Người cung cấp gạo Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Khác 6 3
Tổng cộng 100
(Nguồn: tự điều tra)
Những người buôn lẻ đa số họ mua gạo từ người buôn sỉ chiếm 59 %, người buôn sỉ là những người cung cấp gạo chủ yếu cho họ, người buôn sỉ sẽ thường xuyên liên hệ với khách hàng của mình để kịp thời cung cấp sản phẩm cho người bán. Phần khác họ sẽ lấy hàng từ các người thương lái (35 %), những người buôn sỉ này sở hữu số lượng lớn gạo các loại để cung cấp cho người buôn lẻ, phần khác họ bán lẻ cho người tiêu dùng.
Vậy, ta thấy hiện nay phần lớn số lượng gạo được tiêu thụ tại Đồng Tháp đều thông qua người buôn sỉ.
2. Dự đoán nhu cầu
Qua các số liệu thu thập được, hiện nay đa số người tiêu dùng tại Đồng Tháp sử dụng hai loại gạo phổ biến nhất là gạo 504 và gạo 108. Vì những loại gạo này giá rẽ dễ ăn, phù hợp với thu nhập của đa số người tiêu dùng.
Đa số người tiêu dùng là những người dân sống ở thành thị và không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất lúa, gạo và nhu cầu của họ là thường xuyên. Do vậy lượng gạo tiêu dùng cần thiết của họ được đáp ứng phần nhiều tại các chợ.