Triển vọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 80 - 82)

9 14/6/15 Samsung Vina

3.1.2)Triển vọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam

Có thể nhận định rằng triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong những năm tới là rất lớn bởi những tiêu điểm chính sau:

- Hai bên Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều lợi thế và có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hàn Quốc có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kỹ năng quản lý; còn Việt Nam có nguồn lao động rẻ, sẵn có nguyên vật liệu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện. Những lợi thế này là cơ sở để đảm bảo cho quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Mặt khác, việc triển khai chiến lược toàn cầu hoá và cải cách cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc diễn ra đồng thời với các cố gắng đẩy mạnh cải cách về mọi mặt và tăng cường hội nhập vào khu vực và thế giới của Việt Nam sẽ làm cho cả hai nước phát triển nhanh hơn, đồng thời nâng cao vai trò của mỗi bên trong khu vực và trên thế giới. - Kể từ sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng với tốc độ đáng kinh ngạc, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2006 đạt 10,2 tỷ USD, trong đó đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 2,78 tỷ USD gấp 4 lần so với năm 2005. Hiện nay, Việt Nam đã vượt Thái Lan để giành vị trí thứ 9 trong số các nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhất châu Á, nguyên nhân là do Việt Nam đã không

ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra cơ chế thông thoáng, môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Trong hai tháng 11 và 12 năm 2006, Văn phòng Xúc tiến Thương mại và Đầu tư - Kotra (Hàn Quốc) đã tiến hành một cuộc điều tra về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nước này đang đầu tư tại Việt Nam.Theo kết quả điều tra thì doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam coi việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là mối quan tâm hàng đầu của họ (chiếm hơn 63%).

Bên cạnh đó, gần 62% các doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư xứ Hàn còn cho hay họ hài lòng với hoạt động đầu tư tại Việt Nam (chiếm 93,3% doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra), do lao động giá rẻ, những ưu đãi về thuế, có sự hỗ trợ đắc lực từ Chính phủ…Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng hy vọng vào việc môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ cải thiện trong thời gian tới. Trong đó, 38% doanh nghiệp hy vọng việc mở cửa thị trường sẽ thúc đẩy hơn nữa, 32% hy vọng vào sự phát triển của thị trường tiêu dùng của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Tuy vậy, các doanh nghiệp này nhận xét vẫn còn có những khó khăn khi đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, theo họ khó khăn lớn nhất là sự khác biệt về văn hóa, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện (trong đó có vấn đề quan liêu tham nhũng), do thiếu thông tin, và bất đồng ngôn ngữ, …

- Hàn Quốc đang lên kế hoạch thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Hàn Quốc đang có nhiều động thái để khuyến khích các doanh nghiệp nước này tăng cường đầu tư ra nước ngoài.Đây là một phần trong những nỗ lực giảm bớt những áp lực lên hoạt động xuất khẩu do sự tăng giá của đồng Won thời gian qua. Theo lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Kwon O-Kyu cho biết, nước này sẽ miễn thuế thu nhập trong 3 năm đối với các nhà đầu tư địa phương khi đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, Hàn Quốc cũng cho phép gia tăng mức đầu tư vào bất động sản tại nước ngoài, từ mức 1 triệu USD lên 3 triệu USD. Động thái này nhằm khuyến khích các tập đoàn Hàn Quốc tăng cường đầu tư, dự đoán lượng vốn đầu tư ra nước ngoài có thể sẽ lên đến 15 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 80 - 82)