TY CP XNK TẠP PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚ
3.3.3. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Vấn đề về vốn:
Vốn trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp rất quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhiều hợp đồng xuất khẩu không thực hiện được do khả năng tài chính của doanh nghiệp hạn hẹp. Trong tình trạng
ấy thì các ngân hàng thương mại lại tồn tại hiện tượng tồn đọng vốn. Việc các doanh nghiệp kinh doanh vay vốn là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên việc tiếp cận và vay được vốn được do đòi hỏi khắt khe của thủ tục vay vốn tài sản thế chấp, thời hạn thanh toán…Vậy nên trong thời gian tới Nhà nước cần đưa ra các biện pháp cải cách hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là thủ tục vay vốn cần phải hợp lý dựa trên khả năng hiện có của các doanh nghiệp.
- Vấn đề về thị trường.
Nhà nước phải có các chính sách kinh tế đối ngoại để mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh tại các quốc gia đã có quan hệ thương mại cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận, xâm nhập thị trường mới. Việc nước ta tham gia khối liên kết ASEAN đã tạo điều kiện cho các hoạt động xuất khẩu phát triển thuận lợi. Cùng với việc nước ta xin gia nhập tổ chức WTO lại càng làm tăng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nước nhà. Nhưng để cho sự hợp tác quốc tế thành công thì Nhà nước phải có sự cải cách về cơ chế thương mại luật pháp về tổ chức cán bộ phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.3.4.Quỹ bảo hiểm xuất khẩu.
Trong kinh doanh xuất khẩu, nhiều khi doanh nghiệp bị đối tác chiếm dụng vốn gây nhiều rủi ro, dễ mất vốn. Thêm vào đó là do cung cầu về hàng hoá không ổn định lên xuống thất thường, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái làm cho hiệu quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp không cao. Do đó, Nhà nước nên thành lập quĩ bảo hiểm XK để thúc hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tránh bị rủi ro và bảo toàn được vốn.
Trên đây là một số kiến nghị tổng hợp từ hoạt động thực tiễn tại Công ty cũng là những khó khăn vướng mắc từ phía chính sách của Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế chung của xã hội.
KẾT LUẬN
Sự mở rộng quan hệ quốc tế nói chung và phát triển ngành ngoại thương nói riêng là tất yếu khách quan trong việc thực hiện đường lối chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta. Từ kinh nghiệm của các nước và của bản thân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những định hướng lớn trong chính sách ngoại thương của nước ta là phải tiếp tục khắc phục tình trạng kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín, chia cắt. Các đơn vị cơ sở, các ngành, các địa phương cho đến toàn bộ nền kinh tế phải phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về xuất khẩu thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.
Tóm lại trên cơ sở chính sách của nhà nước ta như trên thì hoạt động xuất khẩu ngày càng được nhà nước quan tâm chú trọng và đầu tư phát triển. Nó đem lại cho nhà nước và các tổ chức kinh tế, sản xuất kinh doanh những khoản lợi nhuận lớn. Nó góp phần thúc đẩy và tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa nước ta và nước ngoài nói chung và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong nước nói riêng
Mặc dù là một công ty xuất nhập khẩu nhưng hoạt động chủ yếu của công ty vẫn chỉ là nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu manh mún và không ổn
định. Đó là do công ty chưa có những biện pháp nào đáng kể để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mặt khác công ty còn bị ảnh hưởng bở cơ chế bao cấp trước đây. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự cạnh tranh gay từ các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay, để có thể phát huy thế mạnh của mình là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương với gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động xuất nhập khẩu thì công ty cần ngày càng hoàn thiện hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nhằm ngày càng nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty.
Đây là một đề tài lớn, trình độ kiến thức bị hạn chế, các giải pháp đưa ra không nhằm tham vọng giải quyết được những vấn đề tồn tại của Công ty mà chỉ là những ý kiến chủ quan mang tính chất tham khảo và mong muốn nhỏ là góp phần giúp hoạt động xuất khẩu của Công ty ngày một hoàn thiện hơn. Vì những nguyên nhân trên, trong thời hạn ngắn của bài viết này sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, bổ sung, góp ý của các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ trong Công ty và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng cho phép em được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo trong khoa kinh doanh và kinh tế quốc tế, đặc biệt là giáo sư tiến sĩ Đào Đức Bình trưởng khoa kinh doanh và kinh tế quốc tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tập thể các cô, các chú, đang công tác tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.