Phát triển sản xuất đường tới năm 2010 và tầm nhìn năm 2020:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 62 - 65)

1. Phát triển sản xuất đường tới năm 2010:1.1. Quy mô sản xuất mía đường: 1.1. Quy mô sản xuất mía đường:

Bảng 2.2.Dự kiến quy mô phát triển sản xuất đường năm 2010

Hạng mục Đơn vị tính Năm 2010

Sản lượng đường Triệu tấn 1,50-1,55

Nhu cầu mía nguyên liệu Triêu tấn 18,50-19,50 Công suất thiết kê 1000 TMN 100,00-105,20 Nguồn:Tính toán của Dự án

Sau khi thực hiện Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các NMĐ đã giải quyết được nhiều tồn tại, khó khăn và có điều kiện để đầu tư tăng trưởng sản xuất. Giai đoạn 2006 - 2010 đang ở chu kỳ giá đường cao trên thế giới, đây là cơ hội để ngành mía đường phát triển, một số NMĐ điều chỉnh và mở rộng CSTK, dự báo tốc độ tăng khoảng 7 - 8%/năm, đến năm 2010 sản lượng đường các loại đạt khoảng 1,5 triệu tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Cơ cấu sản phẩm đường dự kiến tới năm 2010 với tỷ trọng: Loại đường trắng (RS) chiếm khoảng 42 -45% tổng sản lượng đường, đường tinh luyện (RE) chiếm 40 - 45%, loại đường vàng chiếm khoảng 8 - 10%; sau năm 2010 cần phải đáp ứng xu hướng tiêu dùng loại đường tinh luyện, tỷ trọng đạt từ 50 - 55% tổng sản lượng đường.

1.2. Dự kiến quy mô sản xuất đường theo vùng:

Bảng 2.3.Dự kiến Quy mô sản xuất đường phân theo các vùng

Phương án 1 Phương án 2 Toàn Quốc 1500 1550 TDMNBB 80 85 Bắc TB 480 490 DHNTB 280 290 Tây Nguyên 110 120 Đông Nam Bộ 200 210 ĐBSCL 350 355

Nguồn:Tổng hợp tính toán của Viện Quy hoạch và các NMĐ

Đến năm 2010 dự kiến có 37 NMĐ hoạt động phân bố trên địa bàn 27 tỉnh của 6 vùng trong cả nước. Quy mô sản xuất đường với khối lượng lớn tập trung ở 4 vùng là Bắc Trung Bộ, DHNTB, Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL. Sau năm 2010 Việt Nam hoà nhập

vùng sản xuất đường vẫn tập trung ở các vùng nêu trên, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ và vùng ĐBSCL, chiếm tới gần 60% tổng sản lượng đường của cả nước.

1.3. Định hướng phát triển các loại sản phẩm sau và bên cạnh đường:

Nhìn chung các NMĐ đều đã nhận thức là cần phải sản xuất đa dạng các loại sản phẩm, bao gồm: đường, các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường, để nhằm mục tiêu thu được hiệu quả kinh tế tổng hợp và ổn định trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt.

Vấn đề quan trọng nhất đối với các NMĐ là đạt được hiệu quả cao, hợp lý, khoa học trong các khâu: tổ chức điều hành sản xuất, đào tạo cán bộ quản lý, đội ngũ thợ và phát triển thương mại, tiếp thụ để tiêu thụ sản phẩm.

Quá trình phát triển, định hướng theo nhu cầu của thị trường, dự kiến các sản phẩm chính sau đường và bên cạnh đường của các NMĐ là: phân vi sinh, cồn, ván ép, bánh kẹo các loại, rỉ mật, men vi sinh, giấy các loại...

Trong các loại sản phẩm sau đường, chế biến cồn đang được nhiều NMĐ quan tâm, xu hướng có thể phát triển nhanh trong các năm tới.

2. Định hướng phát triển đường thủ công tới năm 2010:

Dự báo sản lượng đường thủ công trong giai đoan 2006 - 2010, ước đạt 130 - 150 nghìn tấn đường và tập trung chủ yếu ở các địa phương có truyền thống sản xuất đường thủ công ở các tỉnh Duyên hải miền trung.

3. Tầm nhìn phát triển các NMĐ tới năm 2020:

Sau năm 2010 hoạt động của các NMĐ phụ thuộc vào xu hướng biến động sản xuất, tiêu thụ đường và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Giai đoạn 2011 - 2020 Việt Nam thực hiện các cam kết với AFTA và WTO, ngành mía đường phải cạnh tranh với thị trường đường trong khu vực và thế giới, sẽ có những thách thức và khó khăn, đặc biệt đối với các NMĐ có hiệu quả kinh tế thấp. Dự kiến tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt khoảng 1 - 2%/năm, đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước với nhu cầu khoảng 2,1 triệu tấn (đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn). Nhu cầu diện tích mía nguyên liệu đạt khoảng 300 nghìn ha, năng suất đạt 75 - 80 tấn/ha và sản lượng mía 24 triệu tấn.

Các giải pháp cần thực hiện:

a. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp, giảm giá thành đường, tăng sức cạnh tranh. Những NMĐ sản xuất có hiệu quả sẽ căn cứ vào khả năng phát triển của vùng nguyên liệu để mở rộng CSTK.

b. Đầu tư phát triển toàn diện từ sản xuất mía nguyên liệu, chế biến đường, các sản phẩm sau và bên cạnh đường, đến phat triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, gắn kết quyền lợi của người trồng mía với sản xuất và tiêu thụ đường.

c. Cùng với sự phát triển của ngành mía đường, sau năm 2010 dự kiến các NMĐ sẽ điều chỉnh quy mô, phân bố tập trung ở 4 khu vực, đó là:

- Khu vực Thanh Hóa - Nghệ An, là vùng sản xuất mía đường có nhiều

lợi thế, tổng CSTK đạt khoảng 35 nghìn TMN; trang thiết bị công nghệ chế biến khá hiện đại, sản phẩm đa dạng, loại đường RE chiếm tỷ lệ cao, có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Khu vực Khánh Hòa - Phú Yên - Gia Lai, là vùng sản xuất mía đường ổn định truyền thống và có hiệu quả cao nhất của các tỉnh DHNTB, tổng CSTK đạt khoảng 16 - 16,3 nghìn TMN, chất lượng mía tốt, sản phẩm đa dạng, tương lai sẽ được đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng, có điều kiện để cạnh tranh và hội nhập.

- Khu vực Tây Ninh, đây là vùng sản xuất mía đường rất tập trung, chất lượng mía tốt, với tổng CSTK đạt khoảng 15 nghìn TMN, trang thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng, cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường.

- Khu vực Hậu Giang - Sóc Trăng - Trà Vinh - Bến Tre, là vùng sản xuất mía nguyên liệu có quy mô lớn nhất ở ĐBSCL, diện tích tập trung, năng suất mía đạt cao, có khả năng cung cấp khối lượng lớn sản lượng mía cho các NMĐ trong vùng; dự kiến tổng CSTK khoảng 19,8 nghìn TMN, với thời gian chạy máy từ 210 - 220 ngày/năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w