Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần ĐTPT xây dựng & thương mại Sơn Hà (Trang 32 - 34)

II. Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 11: mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần ĐTPT xây dựng& thương mại Sơn Hà

Giám đốc công ty Phó giám đốc phụ trách kinh tế, tài chính. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng vật tư thiết bị Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh tiếp thị

Các xí nghiệp xây lắp Các đội xây lắp

Xí nghiệp

1

Xí nghiệp

Trước khi có một sự đánh giá cụ thể về cơ cấu tổ chức bộ máy công ty dựa trên thực trạng mô hình và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và mối quan hệ giữa các bộ phận đó thì chúng ta nhìn nhận mô hình dưới góc độ áp dụng lý thuyết. Xét theo phương thức hình thành các bộ phận thì mô hình này thuộc mô hình hỗn hợp chức năng- địa dư. Cấp mô hình thứ nhất, thứ hai, thứ ba được phân chia theo tiêu chí chức năng, cấp thứ 4 lại phân chia theo địa dư. Mỗi một xí nghiệp hay đội xây lắp (quy mô nhỏ hơn xí nghiệp và mang tính kỹ thuật nhiều hơn) lại là một cơ cấu nhỏ hơn với các cấp quản lý cơ sở: từ giám đốc xí nghiệp hay đội trưởng đội xây lắp xuống các ban chức năng và tổ đội.

Mô hình hỗn hợp này kết hợp được hai ưu điểm của mô hình chức năng và mô hình địa dư đồng thời khắc phục được nhiều nhược điểm của hai mô hình. Đầu tiên do 3 cấp đầu xác định theo chức năng nên hiệu quả tác nghiệp cao với những nghiệp vụ có tính chất lặp đi lặp lại hàng ngày, mỗi phòng sẽ chịu trách nhiệm về một chuyên môn cho toàn công ty và các xí nghiệp cũng như các đội xây lắp báo cáo các vấn đề lên theo chức năng của mỗi phòng. Bên cạnh đó hạn chế về đào tạo cán bộ quản lý chung của mô hình chức năng được khắc phục ở cấp thứ 4 với kiểu tổ chức theo địa dư. Các giám đốc xí nghiệp lại đứng ra điều hành một đội ngũ dưới quyền cũng bao gồm các ban theo chức năng nhưng quy mô và quyền hạn nhỏ hơn, họ có điều kiện phát triển các kĩ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo. Hơn nữa việc phân chia các xí nghiệp và đội xây lắp theo địa dư là thích hợp với nghành nghề kinh doanh chính là thi công xây lắp các công trình cáp bưu điện vì mỗi công trình ở một nơi khác nhau, mỗi lần thi công lại phải có đầy đủ phương tiện, nhân lực, vật lực để hoàn thành sản phẩm.

Như vậy, nói chung là mô hình công ty đưa ra khá phù hợp với nghành nghề lựa chọn kinh doanh, mô hình cũng khá đơn giản vì quy mô công ty còn

bé. Tuy nhiên chỉ nhìn trên mô hình chúng ta cũng thấy được một hạn chế là cả hai phó giám đốc đều cùng điều hành 5 phòng chức năng mà không có sự phân tách rõ ràng. Đây là một sự vi phạm trong cơ cấu chức năng tạo sự chồng chéo trong quá trình thực hiện công việc chỉ đạo cũng như khó phân định trách nhiệm.

Trên đây là sự phân tích tổng quát mô hình chỉ dựa vào lý thuyết và so sánh mô hình thực tế mà chưa xét tới sự phân cấp, phân quyền và việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận. Chúng ta sẽ xem xét nó ở phần tiếp theo đây:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần ĐTPT xây dựng & thương mại Sơn Hà (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w