Chế độ tiền công, tiền lương:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 43)

Trước hết cần tìm hiểu Quy chế trả lương của văn phòng Tổng công ty: Quy chế trả lương của Văn phòng Tổng công ty được căn cứ theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý, lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước; Thông tư hướng dẫn số 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban bí thư TW Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ , công chức, viên chức cơ quan Đảng, mặt trận và các đoàn thể; Công văn số 4320/LĐTBXH ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy chế trả lương trong doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.

2.2.1.1. Những nguyên tắc chung:

● Lao động tại bộ máy cơ quan Văn phòng Tổng công ty có hai chức năng: Chức năng quản lý cấp trên đối với đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty và chức năng trực tiếp sản xuất – kinh doanh để tạo ra doanh thu nhằm hoàn thành kế hoạch hàng năm của Tổng công ty. Tiền lương là chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý cần phải được hạch toán để tổ chức thực hiện theo nguyên tắc:

● Tiền lương phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của từng người lao động, từng bộ phận của cơ quan Văn phòng Tổng công ty.

● Công việc đòi hỏi trình độ quản lý, chỉ đạo kỹ thuật, chuyên môn cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả quản lý và kinh doanh của Tổng công ty thì được trả mức lương tương xứng.

● Việc phân phối tiền lương không theo hình thức phân phối bình quân, hệ số cấp bậc công việc của người có tiền lương cao nhất và người có tiền lương thấp nhất do Văn phòng Tổng công ty lựa chọn và quyết định theo quy định tại Nghị định 26/NĐ-CP ngày 20/06/1993, cụ thể là Lựa chọn hệ số giãn cách giữa nhóm công việc phức tạp nhất và đơn giản nhất từ 7,66 đến 15,32 (Bội số tiền lương cao nhất là 15,32, bội số tiền lương thấp nhất là 7,66).

● Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho từng người lao động làm việc tại bộ máy Văn phòng Tổng công ty. Đối với các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty sẽ giao đơn giá tiền lương hàng năm và có quy chế trả lương và sổ lương riêng.

● Tiền lương và thu nhập hàng tháng của CBCNV Văn phòng Tổng công ty được ghi vào sổ lương của cơ quan Văn phòng Tổng công ty theo quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH –TT ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. ■ Quy chế trả lương được thông qua hội nghị cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty và trưởng các phòng ban Tổng công ty và được phổ biến công khai đến từng người.

2.2.1.2. Nguồn hình thành quỹ tiền lương:

- Quỹ tiền lương thực tế được xác định theo đơn giá tiền lương được Tổng công ty duyệt hàng năm.

- Quỹ tiền lương trích từ các nguồn thu của Tổng công ty và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm.

- Quỹ tiền lương dự phòng năm trước chuyển sang.

2.2.1.3. Sử dụng quỹ tiền lương:

Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng hoặc được dồn quỹ lương vào cuối năm. Lựa chọn cơ cấu chia quỹ tiền lương hàng năm như sau:

- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho CBCNV hàng tháng, hàng quý bằng 80% tổng quỹ lương được hưởng theo tháng đó, quý đó.

- Tiền ăn trưa cho CBCNV thực hiện theo thông tư số 15/1999/TT-LĐTBXH ngày 22/06/1999 (Không tính theo đơn giá tiền lương).

- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương bằng % tổng quỹ lương có thể chi vào các dịp lễ tết, hoặc sơ kết, tổng kết hàng quý, hàng năm (sau khi quyết toán lương).

- Quỹ dự phòng cho năm sau bằng 5% tổng quỹ lương hàng năm.

2.2.1.4. Quy định trả lương gắn với kết quả lao động:

Tổng công ty lựa chọn phương pháp trả lương theo hướng dẫn tại văn bản số 4320/LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội (cách 2) cho cán bộ cơ quan Văn phòng vừa theo hệ số mức lương cơ bản của từng người (gọi là lương phần cứng). Vừa theo hiệu quả cuối cùng của bậc công việc từng người, từng bộ phận (lương phần mềm).

Công thức tính lương cho từng người như sau: Ti = Tci + Tmi

Trong đó: - Ti là tổng quỹ lương được hưởng.

- Tci là tiền lương thời gian tính theo hệ số lương cơ bản (phần cứng) - Tmi là tiền lương được chia theo cấp bậc công việc (phần mềm) ■ Tiền lương phần cứng (Tci):

Tiền lương phần cứng được tính trên cơ sở lương cơ bản (Dựa vào hệ số lương của từng người và mức lương tối thiểu quy định cho từng thời kỳ của Nhà

nước) và hệ số điều chỉnh của Tổng công ty (theo từng thời kỳ). Tci được tính như sau:

Tci = ni x Ti x h

Trong đó: - ni là số ngày công trong tháng (theo bảng chấm công)

- Ti là tiền lương 1 ngày công theo mức lương và phụ cấp (nếu có của từng người)

- h là hệ số điều chỉnh áp dụng cho phần cứng (có tính đến chỉ số sinh hoạt cho từng thời kỳ). Năm 2007: h = 1,8 ( hệ số này thay đổi theo từng thời kỳ. Và năm 2008 thì hệ số h = 2.

■ Tiền lương phần mềm (Tmi): Tiền lương phần mềm được tính theo nhóm cấp bậc công việc

Căn cứ để xác định tiền lương phần mềm:

- Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc, trình độ, kinh nghiệm đối với từng vị trí được phân công.

- Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao.

- Mức độ hoàn thành doanh thu theo đơn giá tiền lương được phê duyệt.

Việc tính lương phần mềm theo cấp bậc công việc không phụ thuộc vào hệ số lương (cơ bản) cao hay thấp của từng người. Làm việc gì được hưởng lương theo cấp bậc công việc đó.

Tiền lương phần mềm được tính như sau:

Tmi = i 1 . . . D n D n Tc T i m j j J ∑ = − Trong đó: - i thuộc j - m là số CBCNV Văn phòng

- T là tổng quỹ lương được hưởng theo mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu trong tháng (theo đơn giá tiền lương được HĐQT phê duyệt và kết quả kinh doanh của Tổng công ty).

● Tiền lương phần mềm tính cho từng người phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Mức độ phức tạp của công việc, trình độ, kinh nghiệm đối với từng vị trí phân công: Đánh giá bằng hệ số điểm (d1i), tính theo mức độ từ 10 đến 80 điểm.

- Tầm quan trọng và tính trách nhiệm đối với công việc: Đánh giá bằng hệ số điểm (d2i), tính theo mức độ từ 5 đến 55 điểm.

- Mức độ hoàn thành công việc được giao: Hệ số k. + Hoàn thành xuất sắc công việc: k = 1,2 + Hoàn thành: k = 1

+ Chưa hoàn thành: k = 0,7

Ba yếu tố trên kết hợp làm cơ sở xác định hệ số tiền lương (Di) để tính lương phần mềm của từng người.

Công thức tính như sau: Di = dd11i++dd22i x k

Trong đó: - Di là hệ số tiền lương tổng của từng người.

- (d1i + d2i) là tổng số điểm mức độ phực tạp và tính trách nhiệm của từng người.

- (d1 + d2) là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm tối thiểu nhất của công việc được giao

Bảng 2.4: Xác định bảng hệ số điểm theo cấp bậc công việc áp dụng (trang bên)

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đảng Uỷ, Bí thư đoàn thanh niên cơ quan Văn phòng Tổng công ty hoạt động kiêm nhiệm và các phụ cấp trách nhiệm khác được áp dụng theo các văn bản của Nhà nước và chỉ được tính trong lương phần cứng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w