Phần bù đắp rủi ro của các danh mục nhân tố thuần nhất

Một phần của tài liệu Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi ro của các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 33)

Gọi λi (i=1,k) là phần bù đắp rủi ro của danh mục nhân tố thứ i trong mô hình k nhân tố. Nói khác đi, TSSL mong đợi của danh mục nhân tố thứ i là (rf + λi), với rf là TSSL từ tài sản phi rủi ro.

Ví dụ 1.7: Hãy thiết lập các phương trình nhân tố cho các danh mục nhân tố ở ví dụ 1.6 và xác định phần bù đắp rủi ro, biết rằng TSSL từ tài sản phi rủi ro là 5%.

Giải:

TSSL mong đợi của danh mục nhân tố thứ nhất là trung bình theo tỷ trọng của các TSSL chứng khoán riêng lẻ, tức là:

αp1 = 2*(0,08) + 1/3*(0,1) – 4/3(0,1) = 0,06

⇒ Phương trình nhân tố của danh mục nhân tố thứ nhất: Rp1 = 0,06 + F1 + 0F2

Đối với danh mục nhân tố thứ hai, ta có:

αp2 = 3*(0,08) - 2/3*(0,1) – 4/3(0,1) = 0,04

⇒ Phương trình nhân tố của danh mục nhân tố thứ hai: Rp2 = 0,04 + 0F1 + F2

Phần bù đắp rủi ro tương ứng là:

• Danh mục 1: λ1 = αp1 - rf = 0,06 - 0,05 = 0,01 Danh mục 2: λ2 = αp2 - rf = 0,04 - 0,05 = -0,01

Nói chung, các danh mục nhân tố thuần nhất có TSSL mong đợi khác với TSSL của tài sản phi rủi ro. Một số có phần bù rủi ro dương ( > 0 ), một số nhân tố

khác thì có phần bù rủi ro không dương ( ≤ 0 ) (như danh mục nhân tố thứ hai trong ví dụ 1.7).

Việc một danh mục nhân tố có phần bù rủi ro lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 0 là tùy thuộc vào thị hiếu của nhà đầu tư và độ ảnh hưởng của nhân tố đối với thị

trường tài chính.

Một phần của tài liệu Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi ro của các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)