Năm 1990, Cơ quan định mức tín nhiệm Malaysia (Rating Agency of Malaysia, gọi tắt là RAM) được thành lập nhằm kích thích sự phát triển của thị trường trái phiếu địa phương. Năm 1992 Ngân hàng trung ương Malaysia ủy quyền cho RAM định mức tín nhiệm tất cả chứng khốn nợ của các công ty khi phát hành ra công chúng. Trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp RAM chủ yếu tập trung vào phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh và phân tích hoạt động tài chính.
Phân tích ngành
Việc phân tích ngành bắt đầu bằng việc đánh giá đặc điểm của ngành , xem xét tính nhạy cảm của các nguồn lực công ty đối với các viễn cảnh và chu kỳ kinh tế Chỉ tiêu tài chính Dữ liệu định lượng bổ sung
Phân tích đặc thù ngành
Quyết định xếp hạng sau cùng
Xử lý dữ liệu dựa trên hệ thống phân tích logic kiểu xoắn ốc Các tiêu chuẩn và hành vi kế toán
khác nhau như : xu hướng trong chính sách tiền tệ và mậu dịch quốc tế, các cơ hội kinh doanh,…
Phân tích hoạt động kinh doanh
RAM tập trung xem xét các yếu tố như : tốc độ tăng trưởng của công ty so với mức trung bình tồn ngành, khả năng sinh lợi, chiến lược tiếp thị và nghiên cứu phát triển so với các đối thủ cạnh tranh, thành tích lèo lái công ty vượt qua khó khăn của các nhà quản lý cao cấp, mức độ can thiệp của Chính phủ đối với các hoạt động của công ty,…
Phân tích hoạt động tài chính
Trong khi xem xét các số liệu tài chính, RAM tập trung vào cả 2 yếu tố : đó là thực tiễn mang tính kinh tế về các giao dịch cho phép và việc đánh giá về khả năng tạo ra tiền mặt, nhưng không phải là giá trị như đã báo cáo mà là đem so với các chi phí trong tương lai để hồn thành nghĩa vụ trả nợ cho những người nắm giữ trái phiếu. Bên cạnh đó RAM cũng xem xét độ nhạy cảm của thị trường trong ngắn hạn, xu hướng trong các cam kết của công ty và các yêu cầu về tăng vốn…