Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam doc (Trang 27 - 28)

Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành là các doanh nghiệp đã có vị thế chắc chắn trên thị trường. Tính chất và cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại này phụ thuộc vào các yếu tố sau:

• Số lượng các đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ trong ngành càng đông thì cường độ cạnh tranh càng cao. Tuy nhiên, đối thủ nào có quy mô và thế lực lớn sẽ có khả năng chi phối hoạt động của ngành.

• Tốc độ tăng trưởng của ngành: Nếu tốc độ tăng trưởng của ngành chậm, chỉ

cần có một doanh nghiệp mở rộng quy mô, tìm cách tăng thị phần, giành giật thị trường của các đối thủ khác thì áp lực cạnh tranh tăng lên.

• Chi phí cốđịnh và chi phí lưu kho cao: Doanh nghiệp có chi phí cốđịnh lớn chịu áp lực thu hồi vốn, nên thường tăng sản lượng sản phẩm, dẫn tới làm giảm giá bán và tăng mức độ cạnh tranh.

• Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi.

• Ngành có năng lực dư thừa.

• Tính đa dạng của ngành: Sự khác biệt của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đàm phán.

• Sự tham gia vào ngành cao.

• Các rào cản rút lui: Khi một doanh nghiệp nhận thấy không có khả năng tồn tại và kinh doanh không còn hiệu quả, nhưng cũng không thể rút lui khỏi ngành do chi phí tổn thất quá lớn, hoặc do áp lực tâm lý, hoặc do rào cản của Nhà nước.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại làm ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của một NHTM trong tương lai nhưng cũng là động lực thúc đẩy các NHTM không ngừng tăng quy mô vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụđể chiếm ưu thế trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)