Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Đề tài: LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN ppt (Trang 99 - 104)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.3.Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức

3.2.3.1. Trong các tổ chức quản trị

Trong các làng bản của người Tày ở Võ Nhai ngày nay, tổ chức đã từng có vai trò "lập pháp" cho cộng đồng là hội đồng già làng đã không còn tồn tại. Tuy nhiên do truyền thống rất kính trọng người có tuổi trong cộng đồng nên các già bản hiện nay vẫn có tầm ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống của dân bản. Trong các cuộc họp bàn dân, bầu bán, người ta tôn trọng trước tiên ý kiến của những người cao tuổi. Họ có thể là những người đứng ra dàn xếp, giải quyết hài hoà các tranh chấp, xích mích thuộc phạm vi cộng đồng mình. Ngày nay, ở các xóm bản đều có các chi hội người cao tuổi.

Trưởng bản trong lịch sử đã có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn trong dân bản. Họ là người đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng của cộng đồng. Họ cũng đại diện và thể hiện ý chí của bộ máy chính quyền. Khi các hợp tác xã ra đời thì chức danh này bị xoá bỏ và thay voà đó là các đội trưởng sản xuất. Đến giữa những năm 90- Thế kỷ XX công tác quản lý cơ sở được Đảng và Nhà nước tăng cường thì chức danh trưởng bản mới được phục hồi trở lại. Những người trưởng bản ngày nay vẫn do người dân bầu ra và được chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyền cấp xã công nhận. Cùng với trưởng bản, ngày nay ở hầu hết các bản Tày đã có tổ chức cơ sở Đảng cùng các hội đoàn thể xã hội khác như: Chi hội phụ nữ, hội người cao tuổi, cựu chiến binh, chi đoàn thanh niên, tổ hòa giải xóm bản,…Tất cả cấu thành hệ thống chính trị ở cơ sở.

Trong các làng bản Tày ngày xưa, luật tục đã rất phổ biến. Nó là những chuẩn riêng của từng bản buộc mọi người dân trong bải phải tuân theo. Ngày nay, các luật tục đó vẫn còn tồn tại và được cải tiến, phát triển thêm dưới dạng quy ước xây dựng làng bản văn hoá, việc xây dựng những quy ước này được đưa ra bàn bạc dân chủ công khai và thống nhất từ các bản. Những quy ước này thể hiện sự thích nghi của các luật tục trong giai đoạn mới. Nó phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ít người. Nó thể hiện sự chắt lọc và phát huy những giá trị tốt đẹp từ trong truyền thống của đồng bào.

3.2.3.2. Trong tổ chức dòng họ

So với giai đoạn đầu thế kỷ XX trở về trước thì ngày nay, tổ chức dòng họ của người Tày ở Võ Nhai không thấy có thay đổi nhiều. Người dân vẫn đặc biệt coi trọng mối quan hệ gia tộc họ hàng. Có việc gì dù lớn hay nhỏ, các gia đình cũng đều cần sự trợ giúp ủng hộ của những người đồng tộc. Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ vẫn được duy trì.

Tuy nhiên, xét về mặt tổ chức thì các dòng họ Tày ở Võ Nhai vốn đã lỏng lẻo thì nay càng lỏng lẻo hơn. Ít thấy có thờ cúng chung; từ đường và ruộng hương hoả, người trưởng tộc cũng không còn và nếu có thì vai trò cũng rất mờ nhạt,…Nhưng các thành viên trong họ không vì thế mà quên đi mối quan hệ họ mạc, truyền thống và công đức của cha ông họ dù đã trải qua nhiều đời, các liên hệ này được truyền nhau từ đời này sang đời khác. Trong các bản Tày ở Võ Nhai hiện nay hầu như không thấy có nghĩa địa chung của làng bản, nhưng các dòng họ lại có nghĩa địa chung của họ. Ở đó có mộ tổ và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mộ của các thành viên trong họ được bố trí theo những quy định riêng của từng dòng họ.

Xét về quy mô thì mỗi dòng họ ngày nay đã lớn hơn trước rất nhiều. Sự phát triển dân số đó cùng với sự di dân tìm đất đai để định cư và canh tác đã làm cho các thành viên trong họ có xu thế sống tản mát dần. Họ Nông gốc ở Cúc Đường, nhưng ngày nay gần như khắp 6 xã phía Bắc của Võ Nhai đều có các gia đình thuộc dòng họ này hoặc có các mối quan hệ khác liên quan đến nhau.

Dù không còn tộc trưởng và những quy định thành văn nhưng mỗi khi có việc thì các gia đình trong họ đều cử thành viên của mình tập trung lại dưới sự chủ trì của những người có tuổi. Dịp mùng 3/3 âm lịch họ cử người cùng nhau vun đắp, chăm nom mộ tổ và nghĩa địa chung. Đó là những cơ hội tốt để các thành viên trong họ đoàn kết với nhau và được củng cố thêm ý thức dòng tộc. Mối quan hệ giữa các gia đình trong họ và mối quan hệ láng giềng là hai mối quan hệ bao trùm và đan xen lẫn nhau trong mỗi bản Tày cũng như của cả một khu vực có người Tày cư trú.

Dù ít hơn người Kinh, nhưng ở trong mỗi làng bản Tày cũng có thấy ít nhiều tư tưởng cục bộ dòng họ, khép kín dòng họ. Xã Cúc Đường và tại nhiều bản của xã này, những người đứng đầu các ban ngành đoàn thể cũng là đa số người thuộc dòng hộ Nông. Tuy vậy, vấn đề này là không nặng nề và đáng lo ngại. Người ta vẫn đặc biệt tôn trọng nhau dù là trong hay ngoài họ trong các mối quan hệ.

3.2.3.3. Trong tổ chức phường phe

Có thể nói trải quan thời gian và các biến động xã hội, rất nhiều thứ ở bản Tày Võ Nhai đã biến đổi so với trước kia. Nhưng, tổ chức phường phe (phường đám ma) thì vẫn còn đó. Tổ chức hoạt động của nó không khác gì nhiều so với trước kia. Mỗi bản có một phe với một trùm trưởng và một trùm phó (có nơi như ở bản Na Đồng, xã Vũ Chấn có 2 ông trùm trưởng). Phe vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ là một tổ chức lo toan giúp đỡ nhau trong việc hiếu thuần tuý, không thấy tham gia vào các hoạt động khác. Quy định trong việc xử phạt các thành viên vẫn rất nghiêm khắc. Người ta vẫn có ý thức tự giác, tinh thần cộng đồng cao khi tham gia phương phe. Lý do cơ bản làm cho các phường phe tồn tại dai dẳng, hoạt động quy củ, được người ta coi trọng và muốn tham gia như vậy là do tinh thần cộng động, tương thân tương ái đã trở thành truyền thống của người dân. Hơn nữa, nghi lễ đám tang của người Tày vẫn còn rườm rà, phức tạp và tốn kém. Nếu không có sự trợ giúp đắc lực của phường phe thì tang chủ khó mà lo xong một đám tang tươm tất.

Ngày nay, phổ biến trong các phường phe của người Tày ở Võ Nhai là những quy định riêng của từng phường phe được ghi lại thành văn bản. Họ thống nhất điều này thông qua những buổi họp của phe sau các đám tang. Những quy định đó chủ yếi nói về trách nhiệm của các thành viên trong các đám tang, vấn đề xử phạt những người vi phạm, đề cao vai trò và sự quyết định của những ông trùm phe.

So với trước kia thì một đám tang của người Tày hiện nay được đơn giản đi khá nhiều, thời gian chỉ thường từ 2 - 3 ngày. Nhưng, trong đám tang không thể thiếu thầy cúng và sự trợ giúp của các phường phe. Thầy cúng, trùm phe và chủ nhà là những nhân vật quan trọng nhất trong đám tang.

Sự tồn tại bền bỉ của các phường phe trong vùng Tày ở Võ Nhai cho thấy tinh thần cộng đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của đồng bào không hề thuyên giảm qua thời gian. Phường phe là một minh chứng tiêu biểu nhất cho điều đó. Đó thực sự là một nét đẹp truyền thống của đồng bào Tày và cần được phát huy trong bối cảnh hiện nay khi Đảng ta đang phát động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khác với tổ chức phường phe như đã trình bày ở trên, các hoạt động cộng đồng mà tiêu biểu nhất là lễ hội và thờ cúng chung từ lâu đã không được duy trì tại các bản người Tày ở Võ Nhai. Nguyên nhân chính của vấn đề này như đã nêu đó là sự mất đi của những ngôi đình bản, những ngôi miếu thờ thổ công của từng bản và quan trọng hơn là trong một thời gian khá dài chúng ta đã không quan tâm nhiều và trân trọng những giá trị văn hoá đặc trưng của từng dân tộc với tư tưởng: xây dựng được Chủ nghĩa xã hội là phải xây dựng được một nền văn hoá chung xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động thờ cúng hiện nay chỉ tồn tại trong từng gia đình, dòng họ. Các lễ nghi liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp đều không thấy còn tồn tại như lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới. Những ngôi miếu thờ thổ công chung của từng bản đã mất đi cách đây vài chục năm, khoảng những năm giữa và cuối thế kỷ XX đã kéo theo sự ra đi của những hoạt động thờ cúng chung này.

Cùng với những ngôi miếu thờ thổ công, đình bản mất đi làm cho những hoạt động cộng đồng gắn với nó cũng không còn nữa. Trước năm 1945, các bản đều có được đình riêng và đã có đình thì sẽ có hội đình (hội lồng tồng) được tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Những lễ hội lồng tồng mang những nét văn hoá Tày đặc trưng của Võ Nhai thường chỉ được tổ chức khoảng những năm 50 – 60, Thế kỷ XX trở về trước. Đó là giai đoạn còn tồn tại đình và văn hoá đình bản đang thịnh hành ở đây. Ngày nay hầu như không còn thấy bóng dáng những ngôi đình tại các bản Tày ở Võ Nhai, có chăng chỉ là những nền đất cũ (như đình Thượng Nung, đình Na Đồng). Hai ngôi đình tiêu biểu còn tồn tại đến ngày hôm nay là đình Mỏ Gà, xã Phú Thượng; đình Cả, thị trấn Đình Cả. Đình Cả thể hiện nét văn hoá pha trộn của cả người Tày, người Nùng, người Kinh. Đình Mỏ Gà mang đặc trưng của văn hoá Tày, Nùng hơn. Năm 2007, chính quyền địa phương đã cho tôn tạo lại đình này và cố gắng khôi phục lại lễ hội lồng tồng. Đó là cách làm rất tốt, tuy nhiên đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không phải là việc làm dễ dàng, vì từ lâu người dân ở đây đã không còn nhớ đến khái niệm “hội đình” và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng tại đình, đặc biệt là lớp trẻ.

Khi mà ngày nay những lễ hội truyền thống và những nét văn hoá đặc sắc của từng dân tộc đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát huy; khi mà quá trình giao lưu kinh tế và văn hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ giữa các vùng miền và các dân tộc; khi mà người dân, nhất là lớp trẻ ngày nay đang chạy theo nếp "văn hoá công nghiệp" đôi khi trái với thuần phong mỹ tục; khi mà sự thâm nhập của văn hoá độc hại đang từng bước làm băng hoại truyền thống đạo lý và lấn át những giá trị nhân văn,… thì việc nghiên cứu, đầu tư khôi phục lại phần nào văn hoá đình bản, nhất là lễ hội lồng tồng là một việc làm rất nên làm không chỉ ở vùng Tày Võ Nhai. Điều này muốn làm tốt được cần sự vào cuộc của ngành văn hoá, các cấp chính quyền địa phương và nhất thiết phải tham khảo ý kiến và tranh thủ được sự ủng hộ của người dân.

Một phần của tài liệu Đề tài: LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN ppt (Trang 99 - 104)