Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 93)

http://svnckh.com.vn 94 Ở đây chú ý mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi, vì vậy vấn đề cốt lõi là không thể gắn một cơ quan chính quyền, nhà nƣớc hay một tổ chức phi kinh tế nào trong vai trò quản lý trong chuỗi51. Mà các cơ quan chức năng trên có vai trò quan trọng rất rõ trong việc hoạch định chính sách, chủ trƣơng, khung pháp lý cho sự hoạt động của từng thành phần cũng nhƣ của toàn chuỗi. Các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng nhƣ các Viện, trƣờng, hiệp hội… sẽ tham gia vào quá trình hỗ trợ, chuyển giao tri thức, kinh nghiệm tổ chức và vận hành các chuỗi, đặc biệt là đối với các HTX nuôi trồng và cơ sở cung ứng con giống – những chủ thể còn thiếu thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về chuỗi cung ứng.

3.4.2.1 Đối với Nhà nước

Các cơ quan Nhà nƣớc bao gồm: Chính Phủ, Bộ NN&PTNT, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố khu vực ĐBSCL cần phải phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau:

a) Chính phủ sớm hoạch định các chủ trƣơng chính sách, tạo môi trƣờng pháp lý làm nền tảng bảo vệ lợi ích của các chủ thể, đảm bảo hiệu lực cho các hoạt động đồng quản lý sản xuất của các cấp Hội.

b) Chính phủ cần có những hƣớng dẫn chỉ đạo, giám sát các địa phƣơng từng bƣớc thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 nhằm phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra theo định hƣớng thị trƣờng, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ theo hƣớng hiện đại hóa tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Để đạt đƣợc mục tiêu này, trƣớc hết chính phủ giao cho Bộ NNN&PTNT hoàn thành các hệ thống văn bản quản lý, quy hoạch sản xuất vùng sản xuất và tiêu thụ cá tra. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi và chế biến, tiêu thụ cá tra ở 9 tỉnh thành phố.

51 Sự không thành công nhƣ mong muốn của việc liên kết bốn nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nƣớc đã chứng minh cho điều này.

http://svnckh.com.vn 95 c) Đối với Bộ NN&PTNT (cơ quan trực thuộc chính phủ) sớm ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Chỉ đạo các địa phƣơng áp dụng GAP trong nuôi cá tra; Đƣa đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020 vào thực tiễn; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; Tổ chức sản xuất, tiêu thụ cá tra, kịp thời cập nhật thông tin về thị trƣờng, tiến bộ khoa học, công nghệ trong nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra phổ biến đến cơ sở nuôi trồng, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và gìn giữ môi trƣờng sinh thái.Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo công tác khuyến ngƣ, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra, ba sa. Đƣa ra đánh giá và khuyến nghị về mô hình xây dựng chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra

d) Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tƣ và Bộ Tài Chính đánh giá ƣu các công trình trọng điểm để giải ngân vốn trong đó chú ý cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực ĐBSCL (hệ thống thủy lợi (kênh, mƣơng, cống cấp, thoát nƣớc), đƣờng giao thông) nhằm giúp chuỗi cung ứng giảm bớt chi phí vận tải do sự yếu kém không đồng bộ của cơ sở hạ tầng gây nên.

e) Chính Phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà Nƣớc cần có những chính sách tới các ngân hàng Thƣơng Mại hƣớng dẫn vào tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển sản xuất. Bởi lẽ, nhu cầu về vốn lớn là một đặc điểm của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu.

f) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL có nhiệm vụ xây dựng các dự án quy hoạch phát triển nuôi cá tra phù hợp với quy hoạch chung của vùng; cân đối ngân sách địa phƣơng, dành phần vốn thích đáng cùng với nguồn vốn từ Trung ƣơng để thực hiện đầu tƣ, hỗ trợ cho các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng cá tra.

3.4.2.2 Đối với các Hiệp Hội

a) Hiệp Hội Nghề Cá Việt Nam, Hiệp Hội Nông Dân và Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức hỗ trợ các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm cá tra xuất khẩu triển khai mô hình liên kết giữa các

http://svnckh.com.vn 96 mắt xích trong chuỗi, đồng thời tham gia cùng với cơ quan quản lý nhà nƣớc quản lý chặt chẽ giá cả, chất lƣợng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu.

Củng cố hệ thống thông tin, thống kê, dự báo thị trƣờng nhằm hỗ trợ thông tin cho chuỗi cung ứng, giúp chuỗi hoạt động hiệu quả hơn.

Trong mô hình chuỗi cung ứng đƣa ra, VASEP có vai trò rất quan trọng trong việc xúc tiến thƣơng mại, phát huy sức mạnh của liên kết ngang đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Để mở rộng thị trƣờng và quảng bá rộng hình ảnh cá tra, VASEP cần tích cực hơn nữa trong việc xúc tiến thƣơng mại tại các thị trƣờng trọng yếu và các thị trƣờng tiềm năng.

b) Đối với các Cục Quản lý Chất lƣợng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thủy sản (NAFIQAVED), các viện nghiên cứu nuôi trồng và các trung tâm nghiên cứu giống đóng vai trò giám sát, kiểm định chất lƣợng của cả quá trình từ con giống, cho đến nguyên liệu và thành phẩm. Trên căn cứ đó, cấp giấy phép chứng nhận VSATTP, phân chia vùng các trang trại nuôi cá trong chuỗi cung ứng theo vùng nuôi đánh số, tạo điều kiện cho chuỗi xây dựng cơ sở truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cụ thể:

- Đối với cơ sở sản xuất con giống: tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện ƣơm giống, chất lƣợng con giống.

- Đối với trang trại nuôi cá: giám sát việc tuân thủ điều kiện nuôi, đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trƣờng vùng nuôi, khuyến khích ngƣời nuôi áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến nhƣ: GAP, CoC, SQF… trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo điều kiện nuôi trồng thủy sản bền vững.

- Đối với nhà máy chế biến: giám sát việc tuân thủ VSATTP trong quy trình sản xuất.

- Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng trao đổi thông tin, dự báo về giá cả trên thị trƣờng cá tra thế giới, để hỗ trợ hoạt động điều phối thông tin của Ban Quản Trị chuỗi. Đồng thời các Hiệp hội ngành cũng tham gia giám sát hoạt động này của Ban Quản Trị để tránh trƣờng hợp làm sai lệch thông tin thị trƣờng trong toàn chuỗi nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

http://svnckh.com.vn 97 Việc xây dựng chuỗi cung ứng đƣợc thực hiện qua hai bƣớc, trong đó đầu tiên là đề xuất mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với đặc trƣng của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu, tiếp theo là mô tả cơ chế hợp tác về kinh tế và thông tin.

Chuỗi cung ứng đƣợc xây dựng theo mô hình mạng lƣới ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện. Trong đó, nhà máy chế biến là ngƣời khởi xƣớng và giữ vai trò chủ đạo.

Từ mô hình đề xuất, các biện pháp để xây dựng thành công chuỗi cung ứng đã đƣợc đề xuất với hai nhóm chính: nhóm giải pháp cụ thể đối với từng thành phần của chuỗi và nhóm giải pháp vĩ mô. Trong đó nhấn mạnh đến nhóm giải pháp vi mô do đặc thù của chuỗi cung ứng là sự hợp tác về kinh tế.

KẾT LUẬN CHUNG

Dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng chuỗi cung ứng và đặc trƣng của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL, bài nghiên cứu đã đề xuất một mô hình chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu bao gồm bốn thành phần chính: cơ sở cung ứng con giống, trang trại nuôi trồng (đại diện là HTX nuôi trồng), nhà máy chế biến và thị trƣờng xuất khẩu. Trong đó, nhà máy chế biến cá tra đƣợc xem là ngƣời khởi xƣớng và giữ vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng.

Do mô hình đƣợc xây dựng dựa trên đặc điểm tổng quát của toàn ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL, nên nó có giá trị thực tiễn và giá trị áp dụng đối với việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng. Trong quá trình thực hiện, từng doanh nghiệp trong các chuỗi khác nhau có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng có những đặc điểm khác nhằm phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, việc phù hợp với đặc điểm chung của số đông sẽ giúp mô hình chuỗi cung ứng có thể đƣợc nhân rộng, từ đó giải quyết tính phi hiệu quả và kém bền vững của hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu hiện tại ở ĐBSCL.

Để mô hình hoạt động hiệu quá, đề tài nghiên cứu đã đƣa ra hai nhóm giải pháp chính, đó là nhóm giải pháp vi mô và vĩ mô. Do đặc thù của mô hình là hợp tác kinh tế, nên đề tài tập trung nhiều vào nhóm giải pháp vi mô trong đó nhấn mạnh

http://svnckh.com.vn 98 đến giải pháp xây dựng cơ chế hợp tác giữa các thành phần, xây dựng hệ thống thông tin tập trung, vận chuyển, tồn kho và định vị. Tất cả nhằm đảm bảo sự lƣu thông của ba dòng chảy: hàng hóa, thông tin và tài chính. Đây là cơ sở để gia tăng giá trị trong toàn chuỗi và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên, mô hình cũng còn hạn chế ở một số điểm sau. Trƣớc hết, mô hình mới chỉ giới hạn trong bốn thành phần chính của hoạt động sản xuất, mà chƣa tính đến những thành phần phụ trợ khác nhƣ nhà cung cấp thức ăn, thú y, ngân hàng… Mặt khác, quy mô chuỗi cung ứng cũng chỉ dừng lại ở chuỗi cung ứng đơn, chứ chƣa xét đến sự tƣơng tác giữa các chuỗi cung ứng, tức là mạng lƣới cung ứng, mà ở đó thành phần của chuỗi này có thể tham gia vào chuỗi khác. Chuỗi cung ứng đƣợc xây dựng trong điều kiện ổn định, không có sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, mặc dù trên thực tế quá trình xây dựng chuỗi cung ứng sẽ chịu nhiều ảnh hƣởng từ những biến động này. Chuỗi cung ứng cũng bị giới hạn ở không gian, chƣa xét đến một thị trƣờng xuất khẩu cụ thể.

Những hạn chế trên của bài nghiên cứu có thể là một hƣớng phát triển cho những bài nghiên cứu sau, nhằm hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu.

http://svnckh.com.vn 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ NN&PTNT, tháng 04-2009, Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng

bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

2. Bộ NN&PTNT, Quyết định Ban hành Quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi cá

tra, số 70/2008/QĐ-BNN.

3. Th.S Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống Kê

4. TS. Thái Thanh Dƣơng, Tạp chí Thƣơng Mại Thủy Sản, VASEP, số 112, tháng 04-2009, Liên kết theo chuỗi sản phẩm thủy sản ở Việt Nam.

B. Tài liệu tiếng Anh

1. Christopher Surie và Micheal Wagner, Supply Chain Management and Advanced Planning.

http://svnckh.com.vn 100 2. Mr Raymon van Anrooy with assistance from Nguyen Viet Ha, FAO, Vertical

chain cooperation in the Vietnamese fisheries product channel.

3. Sunil Chopra và Peter Meindl, Supply Chain Management – Strategy, Planning and Operation, second edition

4. Werner Delfmann và Sascha Albers, Supply Chain Management in the Global

Context.

PHỤ LỤC

http://svnckh.com.vn 101

Phụ lục 2: Giải thích một số thuật ngữ về tiêu chuẩn VSATTP

- SQF – Safe Quanlity Food: là hệ thống quản lý và phòng ngừa những rủi ro bao gồm các kết quả của việc thực hiện và vận hành kế hoạch SQF nhằm bảo đảm cho an toàn và chất lƣợng trong doanh nghiệp thực phẩm .Hệ thống này đƣợc thiết kế bởi các chuyên viên thực hành SQF, đƣợc đánh giá bởi các chuyên gia đánh giá SQF và đƣợc chứng nhận bởi tổ chức đƣợc phép chứng nhận khi thỏa mãn các tiêu chuẩn của SQF. Trong đó:

SQF 1000CM : Áp dụng cho ngƣời nuôi trồng thủy sản và các nhà sơ chế SQF 2000CM : Áp dụng cho nhà chế biến

SQF 1000CM : Hệ thống quản lý và phòng ngừa những rủi ro bao gồm các kết quả của việc thực hiện và vận hành kế hoạch SQF trong nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra những sản phẩm chất lƣợng và an toàn cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

CM: Thƣơng hiệu đƣợc chứng nhận (Certificated Mark)

- HACCP (Hazard, Analysis, Critical, Control, Point): Là hệ thống nhận diện, phân

tích, đánh giá và kiểm soát các mối nguy có ý nghĩa cho an toàn thực phẩm. Đây là một hệ thống bảo vệ, cung cấp niềm tin chắc chắn rằng an toàn thực phẩm đƣợc quản trị một cách có hiệu quả. Nó làm cho các nhà cung cấp chú trọng vào an toàn và chất lƣợng thực phẩm và tập trung vào việc bảo quản nhƣ một phƣơng pháp để kiểm soát.

- GAP (Good Aquaculture Practices - Thực hành tốt trong nuôi trồng thuỷ sản) đƣợc ứng dụng trong nuôi cá tra.

- BMP (Better Management Practices - Thực hành quản lý tốt hơn) đƣợc ứng dụng trong nuôi cá tra.

- CoC (Code of Conduct for Responsible Aquaculture - Bộ Quy tắc ứng xử có trách nhiệm trong nuôi trồng thuỷ sản) đƣợc ứng dụng trong nuôi cá tra.

Phụ lục 3: Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 102/2008/QĐ-BNN NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2008 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN

XUẤT

VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020

*****************

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP

http://svnckh.com.vn 102

ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH;

Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệ ủy sả

2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH Điều 1.

phần kinh tế, trong đó Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ p

TIÊU THỤ CÁ TRA 1. Định hƣớng:

1.1. Nuôi cá tra thƣơng phẩm:

thích nghi khác nhau:

http://svnckh.com.vn 103

Cấp độ 2 (Khá): gồm đất ven sông lớn, cách bờ nhỏ hơn 500 mét;

Cấp độ 3( Trung bình): gồm đất ven các sông nhánh, cách bờ không quá 400 mét.

- - g;

- -

- -

1.3. Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học và hệ thống dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, đảm bảo nghề nuôi chế biến, tiêu thụ cá tra phát triển bền vững.

bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, thân thiện với môi trƣờng.

2.2. Mục tiêu cụ thể: a. Đến năm 2010:

- 8.600 ha; -

-

- Kim ngạch xuất khẩu: 1,3- 1,5 tỷ USD; - Giải quyết việc làm: 200.000 ngƣời. b. Đến năm 2020: - 2010-2020 và đạt 13.000 ha vào năm 2020. - - 2020 và đạt 1.850.000 tấn năm 2020. -

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)