Định hướng phát triển chung của Sở giao dịch:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)

Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT

2.1.1.1.Định hướng phát triển chung của Sở giao dịch:

Nhận thức rõ vai trò là một trong những đơn vị thành viên lớn nhất của hệ thống BIDV, kết quả và hiệu quả kinh doanh cuả Sở có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh cũng như vị thế của BIDV. SGD đưa ra những định hướng sau:

- Về chất lượng: thực hiện nghiêm túc đánh giá xếp hạng khách hàng và phân loại nợ xấu. Tăng cường kiểm soát hạn chế nợ xấu phát sinh, tích cực và quyết liệt tròn xử lý nợ xấu. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đảm bảo tính cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có.

- Về hiệu quả: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ- tài sản có, giảm dần tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, tín dụng thuộc đối tượng xây lắp, tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, tín dụng ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

- Nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng và phát triển dịch vụ cả về quy mô ứng dụng cũng như hiệu quả sản phẩm.

- Đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập ngân hàng, đặc biệt giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ.

Hoạt động huy động vốn:

SGD phải chú trọng vào các hoạt động:

- Đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao tỷ trọng trung dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển.

- Đa dạng hoá sản phẩm huy động, đáp ứng cao nhất nhu cầu tiền gửi của khách hàng.

- Chuyển dịch cơ cấu nguồn đảm bảo, tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư

- Điều hành lãi suất theo sát biến động thị trường, đảm bảo giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn.

Hoạt động tín dụng:

Đối với hoạt động cho vay, đã và đang giữ được uy tín của mình đối với khách hàng, SGD phải luôn chú trọng đến các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thẩm địn dự án và tư vấn khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay.

Bên cạnh đó SGD phải chú trọng đến kiểm tra, giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế rủi ro xảy ra với khoản vay; tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ đọng; Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế hoạt động tín dụng, quyết định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Hội sở chính; Kiên quyết thu hẹp dần tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả; Tăng cương công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hoá khách hàng.

Các hoạt động dịch vụ, khách hàng:

Cũng như các hoạt động trên thì các hoạt động khác như hoạt động đầu tư hỗ trợ cho hoạt động của SGD, hoạt động quan hệ quốc tế, tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư cũng rất được chú trọng với những định hướng:

- Đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất cho các hoạt động của SGD. - Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn vững, nhạy bén với thông tin nhận được. - Với nguyên tắc hợp tác cùng phát triển bền vững; Với phương châm phát triển quan hệ hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, hợp tác toàn diện, có hiệu quả; Cốt lõi là tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau để cùng hướng tới KH đã tạo ra mối quan hệ của SGD với các tổ chức tín dụng và NH nước ngoài càng trở nên thân thiện, lành mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)