CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1. TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã đưa ra một số định nghĩa của các tác giả: Vroom (1964); Dormann và Zapf (2001); Locke (1976); Quinn và Staines (1979), Weiss (1967) về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động từ đó đưa ra sự so sánh giữa các định nghĩa.
Từ việc tham khảo các mô hình nghiên cứu về mức độ thỏa mãn trong công việc, nghiên cứu nêu ra những yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An. Những yếu tố đó là: bản chất công việc, tiền lương, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc.
Nghiên cứu đã tham khảo kết quả nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước về vấn đề đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động đồng thời so sánh các kết quả nghiên cứu nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho đề tài.
Mô hình nghiên cứu đã được xây dựng gồm từ 6 yếu tố: bản chất công việc, tiền lương, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc. Từ 6 yếu tố trên, các giả thuyết cho mô hình đã được đưa ra.
Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu định tính được thực hiện qua kỹ thuật phỏng vấn sâu (n=5) và nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi điều tra thuật phỏng vấn tất cả người lao động đang làm việc tại Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An với tổng thể nghiên cứu là 198 người.
Thang đo các yếu tố được xây dựng từ việc kế thừa từ các nghiên cứu trước và từ kết quả của nghiên cứu định tính. Thang đo được kiểm định bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Quá trình phân tích kết
quả trong nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.