Đầu tư cho xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2005 (Trang 44 - 45)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU

5.Đầu tư cho xuất khẩu

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, sản xuất nhỏ còn là phổ biến, để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu rồi rào, tập trung, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta phải xây dựng thêm nhiều các cơ sở sản xuất mới. Muốn vậy phải đầu tư. Đầu tư là biện pháp cần được ưu tiên để gia tăng xuất khẩu.

Chúng ta phải coi trọng hiệu quả vốn đầu tư. Để đầu tư vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu có hiệu quả trước khi quyết định đầu tư phải phân tích để thấy được sự cần thiết và mức độ cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư hiệu quả đầu tư.

Để có sức thuyết phục về sự cần thiết và mức độ cần thiết đối với khoản vốn đầu tư cần xác định cụ thể các chỉ tiêu như nhu cầu của thị trường hiện tại, dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai, khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc phân tích thị trường nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thông tin và do trình độ học vấn. Do vậy trước khi quyết định một dự án đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, ta cần tổ chức các cuộc tham quan tìm hiều khảo sát thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, tổ chức đối thoại đàm phán trực tiếp với các nhà kinh doanh ngoại quốc.

Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, vốn đầu tư chưa nhiều ta cần lưu ý tới các cơ sở sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, hiệu suất đầu tư tương đối cao, thời gian xây dựng, mở rộng cơ sở sản xuất và thu hồi vốn tương đối nhanh.

• Đầu tư đồng bộ để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh như trong nông nghiệp chú trọng các khâu sản xuất, vận chuyển chế biến, bảo quản, bao bì ...Trong công nghiệp cần chú trọng cả khâu sản xuất chính và khâu phụ trợ.

• Đầu tư vào sản xuất các sản phẩm có dung lượng thị trường lớn, ổn định nhằm thu hút được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Chúng ta cần đầu tư vào các mặt hàng chủ lực như: gạo, rau quả, thịt chế biến, thuỷ sản, dâu tằm tơ, cao su, cà phê, chè, chế biến dầu khí, may mặc, da giầy hàng điện tử...

Để thu hút được vốn đầu tư cho phát triển cũng như đầu tư cho xuất khẩu, việc huy động trước hết phải tập trung khai thác tối đa nguồn vốn trong nước, huy động tiền nhàn rỗi của dân cư vào các hoạt động đầu tư bằng việc tạo lập thị trường vốn, thị trường chứng khoán, lập các công ty cổ phần, khuyến khích gửi tiết kiệm... Đồng thời phải coi trọng vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp FDI và hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn FDI, đòi hỏi chúng ta phải khắc phục không ít những vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư.

Thứ nhất, phải tiếp tục giảm thiểu những thủ tục phiền hà và đưa ra được

một quy hoạch cụ thể rõ ràng cùng với một danh mục ưu tiên gọi vốn đầu tư, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, ưu tiên cho các ngành hàng xuất khẩu.

Thứ hai, bổ xung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục nhược

điểm của sự thiếu nhất quán và không đồng bộ làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

Thứ ba, tập chung vốn đầu tư của Nhà nước và vốn ODA vào việc xây

dựng cơ sở hạ tầng như : đường, trường, sân bay, bến cảng, điện...

Thứ tư, kết hợp vốn trong nước với vốn nước ngoài trong một thể thống

nhất, đồng thời để tăng cường khả năng tiếp nhận vốn FDI cũng như vốn ODA phục vụ cho Công nghiệp hoá cũng như cho chiến lược hướng về xuất khẩu, ta cần phải tạo đủ nguồn vốn đối ứng trong nước.

Một phần của tài liệu Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2005 (Trang 44 - 45)