I.Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường Mỹ trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 42 - 46)

trường Mỹ trong thời gian tới

1.Cơ hội

Nhìn chung kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là khá khả quan và đã tác động đến phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, đã mở ra cho họ một tầm nhìn mới,một hướng đi mới,hướng tới thị trường Mỹ đầy tiềm năng bởi các yếu tố sau:

1.1 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ trong những năm tới là rất lớn

Mỹ hiện tại là thị trường lớn cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, đây là triển vọng khá sáng sủa vì nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ còn rất lớn.Kinh tế Mỹ đang dần phục hồi sau khủng hoảng và do đó nhu cầu tiêu dùng,đặc biệt là nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may cũng dần phục hồi.Tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may năm 2009 đạt 9,1 tỷ USD và ước tính sẽ đạt hơn 10.5 tỷ USD năm 2010. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa với khối lượng và quy mô

lớn.Quan điểm trong chính sách kinh tế của họ là nhập siêu hàng hóa và xuất siêu dịch vụ. Do vậy Việt Nam cần phải tích cực hơn nữa trong việc hoạch định chiến lược để thâm nhập và mở rộng thị trường này, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may-để Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu chính trong tương lai.

1.2 Ngành dệt may của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với các đề xuất bảo vệ ngành công nghiệp dệt may của các nhà sản xuất Mỹ, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã tìm đến thị trường Việt Nam như một thị trường tiềm năng.

Dệt may là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (khoảng 43% trong giai đoạn 2005-2009). Sản phẩm dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu và được Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) nhận định: “Việt Nam là một trong những nước hàng đầu ở châu Á có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may”.

Hiệp hội Nhập khẩu Dệt may Hoa Kỳ cũng cho biết Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sau Trung Quốc khi tìm kiếm nguồn cung cấp hàng từ châu Á.Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây cũng đã lựa chọn Việt Nam là một trong sáu thị trường gắn bó tiếp theo trong Đề xuất về xuất khẩu quốc gia của mình, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.“Tổng thống Mỹ Obama đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm tới, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên mà Mỹ mong muốn đạt mục tiêu này”

1.3 Quan hệ kinh tế thương mại Việt-Mỹ ngày càng phát triển,góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ trong đó có hàng dệt may.

Thương mại và đầu tư phát triển có thể được coi là những gì dễ nhìn thấy nhất trong quá trình cải thiện quan hệ Việt Mỹ. Từ chỗ hầu như không có mối quan hệ thương mại Hoa Kỳ đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hai nước hiện là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và đang trong quá trình tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế song phương trong khuôn khổ các Hiệp định liên khu vực.

Ngay sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực năm 2001, một trong những tập đoàn thời trang hàng đầu của Mỹ đã bắt đầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, họ có một hệ thống nhà cung cấp đáng tin cậy, ổn định và có

kim ngạch thương mại hai nước. Nếu như năm 2000,thương mại hai chiều Việt – Mỹ mới ở mức 1 tỷ USD, thì năm 2009, đã là 15,6 tỷ USD.Hoa kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế thông qua việc mở rộng thương mại và đầu tư giữa hai nước.

2.Thách thức

2.1 Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành

Giá nhân công Việt Nam đang nhích dần lên đồng thời năng suất lao động và sức cạnh tranh của Việt Nam cũng đang giảm dần: không thể cạnh tranh bằng nhân công rẻ khi mức lương tối thiểu tăng nhanh hơn 20% trong hai năm gần đây- không một nước nào trong vùng có mức tăng lương nhanh như thế. Năng suất lao động của công nhân Việt Nam chỉ bằng 70 – 80% so với Trung Quốc. Thêm vào đó, lực lượng lao động Việt Nam không tuân theo quy trình pháp lý khi muốn đàm phán về phúc lợi và lương bổng với ban điều hành doanh nghiệp...Điều này ảnh hưởng không ít đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đang để ý đến Indonesia nhằm thay thế cho Việt Nam. Mặc dù giá nhân công cả hai nước gần như bằng nhau, nhưng điểm mạnh của Indonesia là lực lượng lao động ổn định, năng suất cao và giá đất thấp hơn Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia còn có lực lượng doanh nghiệp địa phương hùng hậu sản xuất các mặt hàng vải nguyên liệu, dệt kim rất dồi dào, bên cạnh thế mạnh là tay nghề thành thạo của công nhân.

2.2 Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của ngành và yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

Nguyên phụ liệu hiện đang là vấn đề nan giải của dệt may Việt Nam. Hiện tại ngành dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu 80% nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Mặc dù trong những năm qua, chính Phủ rất quan tâm đến diện tích trồng bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp nên diện tích và sản lượng bông trong những năm qua tuy có tăng nhưng không đáng kể. Còn phụ liệu trong nước cũng đã có nhà máy sản xuất nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu của ngành. Phải nhập khẩu nguyên phụ liệu dẫn đến sự bị động trong việc ký kết và thực hiện các đơn hàng,làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

Bảng5: Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2010-2020 Mặt hàng Đơn vị 2010 2020 Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Bông 1000 tấn 20 255 235 60 430 370 Sợi nhân tạo 1000 tấn 260 220 600 370 Chỉ và filamen 1000 tấn 350 790 440 650 1.350 700 Vải Triệu m2 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950 Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội

2.3Cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá.

Hệ thống luật pháp của Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ hàng hoá nhập khẩu, cho phép phản ứng nhanh chóng nếu thấy ngành hàng của mình bị phương hại.Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may khoảng 40%, ngành dệt may của Việt Nam có nhiều triển vọng tốt trong hoạt động xuất khẩu trong tương lai. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn gặp một số những thách thức. Mặc dù không bị áp thuế chống bán phá giá nhưng hàng dệt may của Việt Nam vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ.

Vì vậy, một vấn đề cần giải quyết trong thời điểm hiện tại là các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu kỹ lưỡng luật pháp Mỹ để tránh được những vụ kiện có thể xảy ra.

2.4

Sự cạnh tranh ở mặt hàng may mặc trên thị trường Mỹ rất khốc liệt trên cả các phân khúc thị trường, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ với ưu thế về chủng loại hàng hoá giá rất rẻ .

Các đối thủ cạnh tranh của hàng dệt mayViệt Nam ở thị trường Mỹ rất lớn như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ… đây là những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Khối lượng hàng dệt may giá rẻ do Trung Quốc sản xuất đã và đang ồ ạt xâm nhập thị trường Mỹvà EU,làm cho hàng

việc.Trong khi đó, Việt Nam lại là nước đi sau, năng lực sản xuất còn bé, chất lượng sản phẩm chưa cao, thua kém về vốn, công nghệ quản lý, thị phần và kinh nghiệm trên thị trường…Đây chính là thách thức to lớn đối với việc duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w