Hậu quả của trục lợi bảo hiểm:

Một phần của tài liệu trục lợi bảo hiểm xe cơ giới (Trang 31 - 33)

Hậu quả trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ngày càng trở lên phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi, hình thức ngày càng đa dạng. Chính vì thế mà hậu quả của trục lợi bảo hiểm để lại có xu hướng ngày càng nặng nề và trầm trọng, không chỉđối với các công ty bảo hiểm mà còn đối với cả xã hội.

•Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

- Ta có thể nhận thấy nếu không ngăn chặn được hành vi trục lợi bảo hiểm sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Mà mục tiêu quan trọng nhất của hầu hết các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là lợi nhuận.

Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi.

Trong đó: Tổng chi = Chi bồi thường + Chi quản lý + Chi khác. - Nếu hành vi trục lợi bảo hiểm không bị phát hiện thì nó sẽ làm tăng chi bồi thường. Nếu các hành vi đó bị phát hiện thì nó sẽ làm tăng chi quản lý bởi lẽ chi phí cho một cuộc điều tra trục lợi thường rất lớn. Thậm chí có trường hợp nghi ngờ công ty tổ chức điều tra nhưng không đủ cơ sở từ chối bồi thường. Như vậy cả chi bồi thường và chi quản lý đều làm tăng chi phí

điều này làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm bị

hạn chế.

- Do hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng nên công ty bảo hiểm phải tăng cường công tác giám định, điều tra, kiểm tra, thanh tra. Điều này làm tăng thời gian giải quyết bồi thường, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị

- Có nhiều hành vi gian lận với hiệu quả hoà giải thấp dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết trang chấp, ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty.

- Trục lợi bảo hiểm còn làm giảm số lượng khách hàng hiện tại cũng như thu hút, hấp dẫn các khách hàng mới. Bởi bản chất của bảo hiểm là phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một rủi ro nào đó đóng góp tạo nên và hoạt động dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Vì vậy, hành vi trục lợi bảo hiểm được thực hiện thì không ai khác chính là các khách hàng trung thực sẽ phải gánh chịu hậu quả, do đó không ai dại gì tiếp tục tham gia hoặc có ý định tham gia bảo hiểm. Đó là lý do làm cho lượng khách hàng giảm đi.

•Đối với Nhà Nước và xã hội:

- Khi lợi nhuận của công ty bảo hiểm giảm thì các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà Nước cũng giảm. Điều này kéo theo sự đầu tư cho xã hội cũng giảm và lợi ích chung của xã hội bị mất đi là không nhỏ.

- Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, nếu các hành vi gian lận tiếp diễn sẽ làm rối loạn an ninh xã hội, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. Sự hoạt động kém hiệu quả của một số công ty bảo hiểm kéo theo đó là nguồn vốn đầu tư giảm, làm giảm các hoạt động đầu tưở một số lĩnh vực.

- Đảng và Nhà Nước ta đang hướng tới việc xây dựng Nhà Nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhưng vẫn tồn tại những con người tha hoá đạo đức, biến chất, thiếu ý thức chấp hàng pháp luật, chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của cá nhân mình bằng các hành vi gian dối sẽ tạo ra sự bất công. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật gây rối trật tự an ninh xã hội.

- Trục lợi bảo hiểm còn gây ảnh xấu tới đạo đức xã hội, kỷ cương pháp luật. Tính chất phát triển và quy mô tổ chức của những vụ trục lợi sẽ

kéo theo sự tha hoá, biến chất của các cán bộ, nhân viên trong ngành có liên quan. Những hành vi tiêu cực, thông đồng với nhau gian lận tiền của công ty bảo hiểm sẽ tạo tiền đề cho hành vi tham nhũng phát triển ở cả những ngành khác trong nền kinh tế.

- Nền kinh tế nước ta đang phát triển, thị trường bảo hiểm còn non trẻ

nên những hành vi gian lận cũng mới chỉ ở dạng bộc phát, lẻ tẻ. Nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì các hành vi này sẽ pháp triển thành các hành vi tội phạm có tổ chức. Đồng thời sẽ tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương pháp luật.

• Đối với khách hàng:

Khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Bởi vì, phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy, những doanh nghiệp bảo

hiểm nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm.

Tóm lại, hành vi trục lợi bảo hiểm đã gây ảnh hưởng xấu đến không chỉ hoạt động kinh doanh của công ty mà còn ảnh hưởng tới đạo đức xã hội và pháp luật của Nhà Nước. Cuộc chiến chống lại các hành vi gian lận này

đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây không chỉ là vấn đề riêng của ngành bảo hiểm nước ta mà của tất cả các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu trục lợi bảo hiểm xe cơ giới (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)