2. Giải pháp cụ thể 1 Doanh nghiệp
2.2. Hiệp hội gốm sứ
Là cầu nối giữa các doanh nghiệp, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hợp tác của các doanh nghiệp với nhau. Trong công cuộc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh, hiệp hội có thể có những đóng góp đáng kể vào thành công cho các doanh nghiệp. Những hoạt động tích cực hội có thể đóng góp nhƣ:
Thứ nhất: Phối hợp cùng với nhà nƣớc trong việc nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho việc mở các lớp học về TMĐT, vận động các chủ doanh nghiệp tham gia vào lớp học.
Thứ hai: Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng có đặc thù là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất và kinh doanh dƣới dạng hộ gia
- 42 -
đình. Do đó sản phẩm làm ra tuy cùng một loại nhƣng chất lƣợng và giá cả lại khác nhau, số lƣợng thì rất hạn chế. Một thực tế đáng buồn xảy ra là có rất nhiều đơn đặt hàng lớn của khách nƣớc ngoài bị bỏ qua do các doanh nghiệp không thể sản xuất đƣợc số lƣợng hàng lớn nhƣ vậy, còn nếu gom hàng của nhiều doanh nghiệp lại thì không thống nhất về chất lƣợng. Vì vậy song song với việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, hiệp hội cũng cần quan tâm đến việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau, thống nhất về sản phẩm, kiểu dáng, chất lƣợng để có thể đáp ứng đƣợc các đơn đặt hàng lớn- một điều tất yếu có thể xảy ra khi tham gia TMĐT.
Thứ ba: Hƣớng dẫn các doanh nghiệp lập website, mở các buổi hội thảo nhằm mục đích truyền đạt các kinh nghiệm duy trì và quản lý website sao cho có hiệu quả. Tổ chức các cuộc thi về website TMĐT và ứng dụng TMĐT để nâng cao trình độ cho các doanh nghiệp.
2.3. Nhà nước
Trong kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 của Bộ Thƣơng Mại, hai mặt hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ đƣợc coi là hai mặt hàng tiềm năng của nƣớc ta. Do đó việc đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cũng nằm trong chiến lƣợc phát triển TMĐT của quốc gia. Nhà nƣớc cần đề ra những biện pháp và chính sách phù hợp nhất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Bát Tràng ứng dụng TMĐT một cách có hiệu quả. Theo ý kiến của nhóm tác giả, nhà nƣớc cần quan tâm đến một số khía cạnh sau:
Thứ nhất là về vấn đề hệ thống pháp luật TMĐT: hiện tại nƣớc ta mới chỉ có một bộ luật giao dịch TMĐT, ngoài ra chƣa có các văn bản dƣới luật để hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia ứng dụng TMĐT. Vì vậy nhà nƣớc cần nhanh
- 43 -
chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT, ban hành các văn bản dƣới luật, tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến luật tới các doanh nghiệp; xây dựng một bộ máy quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Thứ hai: Hoàn thiện mạng lƣới hạ tầng viễn thông, internet, nhất là ở các tỉnh nơi tập trung nhiều làng nghề. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong làng nghề có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ nhƣ điện thoại, fax và truy cập internet để hƣớng tới việc dễ dàng tiếp cận với thƣơng mại điện tử. Do hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc sản phẩm làng nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong công nghiệp và nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền một cách bền vững, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có những chính sách ƣu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp ở đây khi học có những đầu tƣ ứng dụng thƣơng mại điện tử.
Thứ ba: Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin và chi tiết về từng sản phẩm của các làng nghề truyền thông cả nƣớc; xây dựng sàn giao dịch điện tử về các sản phẩm làng nghề với sự tham gia phối hợp của các ngân hàng. Ngoài giới thiệu về sản phẩm của từng ngành nghề, sàn giao dịch này phục vụ thuận lợi cho các giao dịch mua và bán
Thứ tƣ: Nhà nƣớc hỗ trợ để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không làm đƣợc website thì vẫn có thể tham gia thƣơng mại điện tử bằng cách thiết lập một gian hàng trên chợ “ảo”, việc duy trì gian hàng này hoàn toàn miễn phí. Tại đây, các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài đều có thể tham gia thƣơng mại điện tử tìm kiếm đối tác, sản phẩm, giá cả và phƣơng thức giao dịch chỉ sau một vài cú click chuột.
- 44 -
Thứ năm: Thƣờng xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm làng nghề ra thị trƣờng quốc tế, nâng cao thƣơng hiệu cho sản phẩm.
Thứ sáu: Nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp, xây dựng cho ngƣời dân thói quen mua hang qua mạng. Có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp Bát Tràng trong việc ứng dụng TMĐT là sự thiếu hiểu biết về TMĐT của các chủ doanh nghiệp. Hầu hết họ chỉ biết bỏ tiền ra thuê xây dựng website nhƣng không biết cách duy trì và quản lý website của mình. Và hậu quả tất yếu xảy ra là câc website nhanh chóng bị đóng cửa do chi phí duy trì quá tốn kém và không mang lại hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây là nhà nƣớc cần phải có dự án cụ thể nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức TMĐT cho các doanh nghiệp Bát Tràng chẳng hạn nhƣ: mở các lớp đào tạo tại địa phƣơng và mời các chuyên gia về giảng dạy…vv..