3.2.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NĂM 2009-2010 3.2.1.Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo đồ thị Swan

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 41 - 91)

- 30 -

Bảng 2.8 : Tăng trưởng GDP và ICOR của một số nước Đông Á

(Nguồn:FETP tổng hợp từ số liệu của WB, WDI, Niêm giám thống kê Đài Loan 1992) Nhìn vào bảng, ta thấy hệ số ICOR của Việt Nam rất cao so với Hàn Quốc, Đài Loan trong các giai đoạn tương đương.

Ví dụ, Hàn Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng 7,9% trong khoảng 20 năm với tỷ lệ đầu tư/ GDP hàng năm 23,3 % trong khi đó Việt Nam tốc độ tăng trưởng 7,6% với tỷ lệ đầu tư / GDP hàng năm 33,5% cao hơn Hàn Quốc nhiều, nói cách khác cái giá trả cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn Hàn Quốc.

Tăng trưởng nhân tố: Theo lý thuyết về tăng trưởng, phương trình tăng trưởng Cobb- Douglas có 3 nhân tố đóng góp vào tăng trưởng đó là vốn (K), lao động (L), TFP (cải thiện công nghệ, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn).

Nếu yếu tố TFP càng cao thì được xem như chất lượng tăng trưởng càng cao. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở nước ta chủ yếu do đóng góp của yếu tố vốn, đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) có tăng, nhưng còn rất thấp so với các nước đang phát triển ở châu Á.

Đóng góp của TFP vào tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2007 chỉ đạt 28.2% (Bảng 2.9), thấp hơn nhiều so với các con số 39,96% và 40,78% tương ứng của Hàn Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ 1980-2000.

Điều này cho thấy mức đóng góp của việc cải thiện công nghệ và tăng năng suất lao động cho tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn thấp. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng số lượng lao động.

- 31 -

Bảng 2.9: Mức đóng góp một số nhân tố vào tăng trưởng kinh tế

Vấn đề lạm phát của Việt Nam

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế không có sự cải thiện đáng kể nhưng tốc độ tăng lạm phát ngày càng cao đưa nền kinh tế Việt Nam khó có thể mà phát triển bền vững trong tương lai. Nhìn vào đồ thị, ta thấy chỉ giá tiêu dùng (CPI) vào những năm 2000 giảm khoảng 1,6% so với năm 2009, nhưng càng về sau CPI liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 23,1% so với 2007, dự báo 2009 khoảng 8%.

Hình 2.10: Chỉ số CPI của Việt Nam và thế giới 2004-2010

(Nguồn: Economist Intelligent Unit) Qua biểu đồ ta thấy lạm phát của Việt Nam rất cao so với các nước trong khu vực Châu Á và thế giới. Trong năm 2008, cùng chịu chung số phận với việc giá xăng và giá nguyên liệu tăng cao nhưng chỉ số CPI của các nước khác thì thấp hơn Việt Nam, do đó yếu tố lạm phát Việt Nam tăng nhanh trong năm 2008 không đơn thuần chỉ là yếu tố khách quan, mà quan trọng hơn là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại nền kinh tế Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho lạm phát Việt Nam tăng cao trong thời gian qua. Thứ nhất, là do Việt Nam có tỷ lệ đầu tư/GDP cao kỷ lục, tín dụng tăng trưởng rất nhanh, trong

đó một tỷ lệ lớn dành cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Thứ hai, Chính phủ chưa nhận thức đúng hoặc cố tình phủ nhận những nguyên nhân dẫn đến lạm phát, nên đã đưa ra những chính sách không nhất quán.

Ở lĩnh vực tiền tệ, đó là tăng cung tiền và tín dụng. Trong thời gian qua, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam nhiều thông qua các nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp, ODA, kiều hối,..gây sức ep lên việc tăng giá VND, do đó co nguy cơ làm giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu và làm cho cán cân thương mại càng thâm hụt hơn nữa. Do lo ngại điều này, Chính phủ đã cố giữ tỷ giá VND/USD ổn định bằng cách tung tiền ra để mua USD. Ở lĩnh vực tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-8,5%/năm, Chính phủ liên tục thúc đẩy tăng tín dụng, đặc biệt là tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước, nơi mà sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Với tốc độ tăng tín dụng cao nhiều năm liền, đồng thời tăng cung tiền đột biến, lạm phát xảy ra là điều tất yếu.

Có 2 vấn đề đáng lo đối với kinh tế Việt Nam khi lạm phát cao. Thứ nhất, CPI tăng nhanh là một thứ “thuế lạm phát” làm giảm mức sống của đại bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là những người hưởng lương cố định và có thu nhập thấp. Thứ hai, vì mức lạm phát cao hơn lãi suất tiết kiệm (tức lãi suất thực bị âm) nên dòng tiền nhàn rỗi chảy vào những khoảng đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao hơn như chứng khoán và bất động sản. Việc đầu cơ quá mưc vào bất động sản và chứng khoán làm xuất hiện hiện tượng bong bóng tài sản, sẽ gây ra những bất ổn cho nền kinh tế.

Thất nghiệp tăng cao: Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính nên các doanh nghiệp Việt Nam có kết quả kinh doanh thua lỗ, do đó họ sa thải nhiều công nhân, người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam năm 2008 đạt 4,65% tăng 0.01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1% tăng 0,2% so với 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thì là 2,3%.

Như vậy, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô.

2.3.2. Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối ngoại (cán cân vãng lai)

Tổng quan về cán cân vãng lai: Cán cân vãng lai, đặc biệt là thâm hụt cán cân vãng lai, là một chỉ số vĩ mô quan trọng của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, hạ/phá giá (devaluate) đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm

1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn không có khả năng thanh toán đã không thể giữ được đồng tiền, và dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt

Hình 2.11: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP 1999-2009

(Nguồn : IMF, ADB, TCTK) Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào (FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA).

Nên thông thường, thông hụt thương mại (tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dự trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn, thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của mình. Nếu dự trữ không đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá.

Theo Bernanke (2007) Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ thì thâm hụt tài khoản vãng lai chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước. Theo lý thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Mối quan hệ giữa mức tiết kiệm và đầu tư được đưa ra trong kinh tế học như sau: CA = S – I.

Trong đó: CA (current account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức này cho biết, vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai không nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề kinh tế vĩ mô.

Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam:

Thứ nhất, đầu tư tăng cao: Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà máy, thiết bị, công cụ sản xuất,…thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất ra nhiều hàng hoá để có thể tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, là một đáng lo vì khu vực này không làm tăng năng suất, cũng như không tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ.

Thứ hai, mức tiết kiệm giảm: Ta phân tích mức tiết kiệm trong nước thành tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.

CA = Sp + Sg – I

Trong đó: Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp

thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo công thức, nếu như yếu

tố I không thay đổi, thì tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt nếu như mức tiết kiệm của khu vực

tư nhân Sp giảm và tiết kiệm chính phủ Sg giảm

Bảng 2.10: Tiết kiệm tư nhân và chính phủ so với GDP từ 2002-2009

(Nguồn: IMF, Vietnam: Statistiacl Appendix 2007,IMF Executive Board Concludes 2008 Article IV Consultation with Vietnam)

Các nước đang phát triển thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (thu nhập thấp nên tiết kiệm thấp). Việt Nam là một trong những trường hợp như thế. Với mức tiết kiệm đã thấp rồi, bên cạnh đó trong thời gian 2006-2007, mức tiêu dùng tăng cao đột biến (consumption boom). Theo hình ta thấy tiết kiệm khu vực tư nhân và chính phủ giảm khoảng 2% từ 2006-2007 xuống còn 26,1% và 5,6% năm 2007. Theo đề tài có 2 nguyên nhân làm cho mức tiêu dùng trong 2006-2007 tăng cao là do hiệu ứng tăng tài sản (wealth effects) và sự tăng trưởng “nóng” của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tăng sẽ làm cho nhiều người đầu tư vào thị trường này và trở nên giàu có nên xu hướng tiết kiệm sẽ giảm đi vì lượng tiện ngắn hạn và dài hạn đã đổ vào thị trường.

Nhưng trong năm 2008 với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản, do đó mức tiêu dùng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vì thế, trong gói kích cầu Chính phủ có đưa ra biện pháp kích cầu tiêu dùng để cho người dân có điều kiện mua hàng hoá với giá rẻ để kích thích thị trường hàng hoá.

Hình 2.12: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư Việt Nam 2002-2009

(Nguồn: IMF, IMF Executive Board Concludes 2008 Article IV Consultation with Viet Nam, International Financial Statistics (IFS), ADB, GSO) Theo hình vẽ, ta có thể nhận xét rằng nhu cầu tiết kiệm trong giai đoạn 2006-2009, có xu hướng giảm đáng kể đó là do tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp có xu hướng giảm bởi khủng hoảng kinh tế, nên lượng tiền mặt họ nắm giữ rất ít do hoạt động kinh doanh không khả quan năm 2008 và dự báo năm 2009 họ sẽ đối diện với nhiều khó khăn hơn. Nhu cầu đầu tư cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006-2009. Đây là một vấn đề quan trọng mà Chính phủ cần nghiên cứu kỹ và đưa ra chính sách giúp tăng đầu tư và tiêu dùng để cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, thâm hụt ngân sách nhà nước: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thể hiện qua đẳng thức sau:

CA = Sp + Sg – I = (Y – T – C) + (T – G) - I

Trong đó, Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân, Sg là chênh lệch giữa thu ngân sách

(T) và chi tiêu của Chính phủ (G). Chênh lệch giữa thu và chi ngân sách chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức này, ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ cải thiện tài khoản vãng lai. Việc tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì chính thâm hụt ngân sáchsẽ dẫn đến thâm

hụt tài khoản vãng lai. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là vấn đề thâm hụt kép: Vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thậm hụt ngân sách chính phủ cũng lớn. Hiện nay, theo các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), dường như Việt Nam đang gặp phải vấn đề thâm hụt kép.

Hình 2.13: Thâm hụt ngân sách Việt Nam và một số nước 2001-2007

(Nguồn: ADB) Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức đáng báo động. Theo số liệu chính thức, thâm hụt ngân sách của nước ta hiện đang ở mức 5%GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi ngoài dự toán). Thế nhưng theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam – theo cách tính quốc tế, lên tới 7%GDP. Không những thế thâm hụt ngân sách Việt Nam trong mấy năm gần đây tăng cao và đặc biệt là tăng mạnh năm 2007

Việc gia tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam, mặc dù thâm hụt ngân sách tăng đột biến trong năm 2007 chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng nó làm tăng mức thâm hụt tài khoản vãng lai, từ -0,5% năm 2006 lên tới -8% năm 2007.

Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe doạ sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Thứ tư, thâm hụt thương mại kéo dài: Trong giai đoạn 1999-2007, thâm hụt thương mại bình quân khoảng 2,235 tỷ USD, chiếm khoảng 2,235% GDP,nhưng năm 2008 con số này đã tăng lên 18,355 tỷ USD, chiếm 12,3% GDP và dự báo của IMF năm 2009 thâm hụt thương mại sẽ giảm xuống còn 7,074 tỷ USD, chiếm 7,1% GDP. Việc

thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai trong thời gian qua.

Hình 2.14: Cán cân thương mại 1999-2009 (Đơn vị tính: Triệu USD)

(Nguồn: IMF, ADB,T) Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế hập thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thương mại cao là tiền đề của sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại.

Theo đề tài, thâm hụt thương mại tăng cao là do xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều có vấn đề. Đó là chúng ta mới chỉ xuất thô, trong khi nhập khẩu chính những sản phẩm tinh chế với giá cao hơn gấp nhiều lần. Theo đó, trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, chúng ta vẫn chưa bóc tách một cách cụ thể từng nhóm hàng để đánh giá thực chất của việc thâm hụt thương mại. Thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất mặc dù chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng cao trong cán cân nhập khẩu, nhưng không ít trong số này không phải là công nghệ nguồn hoặc được sử dụng để đầu tư vào các dự án không có hiệu quả. Trong thời gian qua, lượng ngoại tệ bù đắp cho nhập siêu của Việt Nam hiện phần nhiều được huy động từ kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FII).

Mức thâm hụt thương mại lớn cùng với việc dự trữ ngoại hối khiêm tốn (hiện khoảng 2-25 tỷ USD), nguy cơ khủng hoảng thanh toán nước ngoài có thể xảy ra, nhất là trong trường hợp dòng vốn đảo chiều. Mất khả năng thanh toán quốc tế có thể là nguy cơ đối với nền kinh tế, nhất là khi nhiều mặt hàng tiêu dùng xa xỉ tiếp tục được nhập khẩu mạnh, trong bối cảnh suy thoái.

Chươ ng 3:

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM ĐỂ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ GIÚP VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2009 -2015 3. 1. TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2009-2010

3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới năm 2009:

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (Trang 41 - 91)