0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG BẰNG THỞ ÁP LỰC DƢƠNG TỤC QUA MŨI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN POTX (Trang 33 -37 )

* Các chỉ tiêu về đặc điểm dịch tễ - Giới: nam, nữ

- Tuổi thai: trẻ đẻ quá non tháng: 28-32 tuần, non tháng vừa: 33-34 tuần, non tháng: 35 - 36 tuần.

- Cân nặng khi đẻ: quá nhẹ cân khi cân dưới 1500 gram, nhẹ cân khi cân dưới 2500 gram.

- Can thiệp khi đẻ: đẻ thường, mổ lấy thai, can thiệp khác. - Tuyến chuyển viện: tuyến trung ương, tỉnh, huyện, xã. - Thời gian bị bệnh trước khi thở NCPAP: ≤ 24giờ, > 24 giờ * Các chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng.

- Chẩn đoán SHH cấp theo chỉ số Silverman [2].

Bảng 2.1. Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman.

Điểm

Triệu chứng 0 1 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

Co kéo cơ liên sườn Không + ++

Lõm trên xương ức Không + ++

Đập cánh mũi Không + ++

Thở rên Không Qua ống nghe Nghe được bằng tai

Nếu tổng số điểm: < 4 Trẻ không bị suy hô hấp 4 - 5 Trẻ suy hô hấp nhẹ > 5 Trẻ suy hô hấp nặng.

Khi suy hô hấp nặng ngoài chỉ số Silverman còn có kèm theo các triệu chứng suy tuần hoàn, rối loạn tri giác, giảm trương lực cơ.

- Nguyên nhân gây suy hô hấp:

+ Bệnh màng trong: do thiếu Surfactant, biểu hiện là thở nhanh, thở co kéo, thở rên, tím tái, chụp X.quang phổi: lưới hạt mờ.

+ Viêm phế quản phổi: biểu hiện là sốt hoặc hạ thân nhiệt, khò khè, thở nhanh, tím tái, rút lõm lồng ngực, nghe phổi có ran ẩm to vừa nhỏ hạt và ran nổ một hoặc hai bên phổi, chụp X.quang có hình ảnh tăng đậm xung quanh rốn phổi hoặc có nốt mờ rải rác lan toả ở phổi.

+ Cơn ngừng thở: biểu hiện là ngừng thở > 20 giây, tím tái, có thể kèm hay không kèm chậm nhịp tim.

- Biểu hiện suy hô hấp trước khi thở NCPAP: rút lõm lồng ngực, tím tái, thở rên, cơn ngừng thở, đùn bọt cua, SpO2.

* Các chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng

- Công thức máu: hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrite, bạch cầu. - Sinh hoá máu: glucose, protein toàn phần, bilirubin.

- X.quang tim phổi. * Kết quả điều trị:

- Phân tích sự thay đổi các yếu tố tại các thời điểm thở NCPAP. + Thời gian thở NCPAP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

+ Áp lực thở NCPAP theo tuổi thai tại các thời điểm thở NCPAP. + Nồng độ oxy khí hít vào (FiO2) theo tuổi thai tại các thời điểm

- Phân tích mối liên quan giữa kết quả của thở NCPAP với các yếu tố sau: + Tuổi thai (tuần).

+ Cân nặng (gram).

+ Thời gian bắt đầu thở NCPAP.

+ Mức độ suy hô hấp: cơn ngừng thở, thở rên, rút lõm lồng ngực, tím tái. + Nhịp thở: bình thường là 40-60 lần/phút.

+ Chỉ số Silverman. + SpO2.

+ Tần số tim: bình thường là 140-160 lần/phút. + Nhiệt độ: < 3605 là hạ thân nhiệt, 360

5 - 3704 là bình thường, > 370

5 là tăng thân nhiệt.

- Tiêu chuẩn thành công với NCPAP [25]:

Điều trị thành công với NCPAP khi:

+ Lâm sàng: nhịp thở, nhịp tim trở lại bình thường, trẻ hồng hào, hết rút lõm lồng ngực và di động ngược chiều ngực - bụng, SpO2 ≥ 92 - 95%

+ Dừng NCPAP khi bệnh nhân ổn định về lâm sàng trong nhiều giờ khi thở với FiO2 < 40% và áp lực < 4cmH2O.

- Tiêu chuẩn thất bại với NCPAP [25]:

Điều trị thất bại với NCPAP khi:

Bệnh nhân thở NCPAP với FiO2 > 60% và áp lực ≥ 10cmH2O mà còn có dấu hiệu:

+ Ngừng thở dài hoặc có cơn ngừng thở > 20 giây kèm chậm nhịp tim. + Tím tái, tăng rút lõm lồng ngực,

+ SpO2 < 85% trên 3 lần/1giờ theo dõi liên tục.

Các bệnh nhân thất bại với NCPAP được chúng tôi đặt nội khí quản. - Tiêu chuẩn xác định biến chứng [25], [47]:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

+ Tràn khí màng phổi: bệnh nhân tím tái, khó thở tăng lên, chụp X.quang tim phổi có hình ảnh tràn khí màng phổi, chọc hút màng phổi ra khí.

+ Tràn khí trung thất: bệnh nhân tím tái, khó thở tăng lên, chụp X.quang tim phổi có hình ảnh tràn khí trung thất.

+ Sốc: do hậu quả của việc cản trở máu tĩnh mạch về tim, giảm thể tích tâm trương làm giảm cung lượng tim. Biểu hiện bằng bệnh nhân kích thích vật vã, mạch nhanh nhỏ hoặc không bắt được mạch, nổi vân tím trên da dấu hiệu Refill > 2 giây có thể kèm theo các dấu hiệu của ứ trệ tuần hoàn ngoại biên + Tăng áp lực nội sọ

+ Chướng bụng, nôn trớ do hơi vào dạ dày + Phù mặt

+ Loét mũi do cố định canuyn + Tắc ống.

LƢU ĐỒ THỞ NCPAP [20].

Sơ sinh non tháng có chỉ định thở NCPAP

Thở NCPAP với thông số ban đầu FiO2= 40 - 60%, PEEP: 5 - 7cmH2O Trẻ tím Nhịp thở >60 lần/phút SpO2 < 90% Trẻ hồng hào Nhịp thở giảm, đều SpO2 > 90% Tăng dần FiO2 (10%) và PEEP (1cmH2O) sau mỗi giờ Giảm dần FiO2 (10%) và PEEP (1cmH2O)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Trẻ hồng hào Nhịp thở giảm, đều SpO2 > 90% 24 - 48 giờ Trẻ hồng hào Nhịp thở 40 - 60 l/p SpO2 > 90 - 95% > 12 giờ Ngừng thở NCPAP THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG BẰNG THỞ ÁP LỰC DƢƠNG TỤC QUA MŨI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN POTX (Trang 33 -37 )

×