Giai đoạn từ 1995 đến nay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH (Trang 31 - 34)

4. Cơ chế quản lý quỹ BHXH

4.2.2.Giai đoạn từ 1995 đến nay

Để triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH trong thời kỳ đổi mới, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập tổ chức BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất và tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý, để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chính sách, chế độ BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Và bắt đầu từ 1/10/1995, hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã chính thức đi vào hoạt động.

BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ , chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương

` (3) (2) (1) (3) (2) (1) (3) (1) (1) (1) (3) (1) (1) 1. Cấp phát kinh phí Bộ LĐTBXH và Tổng LĐLĐVN Bộ Tài chính Sở LĐTBXH và

Liên hiệp công đoàn tỉnh Sở Tài chính

Phòng LĐTBXH và Công đoàn

cơ sở Phòng Tài chính

binh & Xã hội , các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực có liên quan và sự giám sát của Tổ chức Công đoàn.

Hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay gồm :

- Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thu, chi, quản lý quỹ BHXH; quyết định các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH; thẩm tra quyết toán và thông qua dự toán hàng năm; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan bổ sung sửa đổi các chính sách, chế độ BHXH; giải quyết các khiếu nại của người tham gia BHXH; đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Các thành viên Hội đồng quản lý là đại diện có thẩm quyền của Bộ Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Tài chính, và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ viên Hội đồng quản lý là Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Các thành viên này do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ Trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

- BHXH Việt Nam, là cơ quan điều hành trực tiếp cao nhất của hệ thống BHXH Việt Nam, do Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và các Phó Tổng Giám đốc giúp việc.

- Cơ chế quản lý quỹ BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương theo 3 cấp:

+ Ở Trung ương là cơ quan BHXH Việt Nam

+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh).

+ Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là các BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là BHXH huyện).

Tuy nhiên, để BHXH Việt Nam hoạt động có hiệu quả thì ngành BHXH còn phải kết hợp với Bộ Tài chính, Chính quyền, UBND các cấp và mạng lưới các ban chi trả BHXH ở các địa phương.

Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam

(Xem phụ lục)

Quỹ BHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau:

- Nguồn sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị.

- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng của mình. - Ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.

- Các nguồn thu khác.

Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH được sử dụng để chi cho 5 chế độ mà điều lệ BHXH đã qui định. Đồng thời được sử dụng để chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành. Phần nhàn rỗi được phép đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quĩ theo qui định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH (Trang 31 - 34)