Thuận lợi và khó khăn của Bảo Việt Hà Nội trong khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác bảo hiểm hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội (Trang 50 - 53)

II. Một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty hiện nay: 1 Điểm mạnh:

2. Công tác giám định

2.2.2 Thuận lợi và khó khăn của Bảo Việt Hà Nội trong khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

hiểm cháy nổ bắt buộc

a) Thuận lợi:

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, năm 2008 vẫn là năm kinh doanh thành công của tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Theo đó, tổng doanh thu năm 2008 của Bảo hiểm Bảo hiểm Việt ước đạt 3.783 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2007.

Trong đó, doanh thu từ hoạt động bảo hiểm đạt 3.597 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với năm trước, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 186 tỷ đồng. Với thị phần doanh thu bảo hiểm gốc năm 2008 là 32,5% (theo số liệu thống kê của cục quản lý giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính), Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

Nhìn lại các năm gần đây, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn là các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Munich Re, Swiss Re, Allianz Re, Hannover Re… các công ty môi giới bảo hiểm quốc tế như Aon, Marsh, Gras Savoye, Jardine Lloyd’s Thompson, trên cơ sở đó đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Xu thế toàn cầu hóa đã tạo thêm điều kiện cho nhiều tập đoàn tài chính, các công ty đa quốc gia khổng lồ trên thế giới xâm nhập vào thị trường Việt

Nam nói chung và Hà Nội nói riêng khiến cho bộ mặt kinh tế thủ đô cso những biến chuyển rõ rệt. Cũng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, Hà Nội đã, đang và sẽ xây dựng nhiều trụ sở thương mại, các khu biệt thự, khách sạn, siêu thị và các khu chợ lớn. Vì vậy đây là môi trường thuận lợi cho ngành bảo hiểm phát triển.

Một thuận lợi nữa cho các công ty bảo hiểm khi tiến hành triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm là việc quản lý Nhà nước về hoạt động bảo hiểm có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian qua. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đần đi vào nền nếp và có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, những hiện tượng kinh doanh trái pháp luật dần đần đã bị loại trừ. Năm 1999, Chính phủ đã cho phép thành lập hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số 23/QĐ-BTCCBCP, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam với vai trò của mình sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm. Đặc biệt là hiện nay, luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2001- đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Có thể thấy rằng, dựa trên uy tín, khả năng và tiềm lực của Bảo hiểm Bảo Việt sẽ tạo đà thuận lợi rất tốt cho công ty Bảo Việt Hà Nội trong quá trình khai thác thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm cháy nổ nói riêng.

b) Khó khăn:

 Ngày 28/6/2007 chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới có hiệu lực nên các đơn bảo hiểm cháy đã đăng ký còn hiệu lực đến 28/06/2008 nên không thể thanh lý để chuyển sang bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

 Đối với các đơn vị phụ thuộc ngân sách nhà nước như nghành giáo dục, cơ sở y tế, cơ quan chính quyền…chưa có văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể dự trù kinh phí nên chưa thực hiện được chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

 Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác PCCC cũng chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm tra xử lý chế tài đối với các đơn vị, doanh nghiệp, thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nên chưa có tác động thúc đẩy.

 Biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cao hơn biểu phí thông thường nên khó khăn khi áp dụng lựa chọn Đơn bảo hiểm. Hiện nay các đơn vị, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tài sản hầu hết do vay vốn ngân hàng.

 Trong quá trình làm việc với cảnh sát PCCC t biết một số doanh nghiệp bảo hiểm có hứa hẹn chi phí cao hơn mức hoa hồng quy định nên ít nhiều có tác động đến tâm lý và lộ trình triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của cảnh sát PCCC.

 Quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC do cảnh sát PCCC cấp, nên hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp chưa được cấp không thể áp dụng quy tác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà chỉ áp dụng được Đơn cháy tiêu chuẩn và Đơn mọi rủi ro.

 Chế độ hoa hồng đối với bảo hiểm tự nguyện là 10% bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là 5%, nên khách hàng có xu hướng tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc tham gia theo đơn bảo hiểm tài sản khác…

 Công tác tuyên truyền về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hiện chưa sâu rộng nên các đơn vị, doanh nghiệp chưa hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Chủ quan:

 Bên cạnh những nguyên nhân khách quan công ty còn thụ động chờ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền các nghành và cảnh sát PCCC nên chưa tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và ban nghành trong việc chỉ đạo.

 Chưa thấy hết tầm quan trọng của chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, là cơ hội để phát triển doanh thu nên chưa nhạy bén chủ động.

 Chưa nhận thấy nếu chậm trễ thì đối thủ sẽ chớp mất cơ hội đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.

 Cán bộ công ty chưa nắm rõ nhiệm vụ cũng như các văn bản quy định hướng dẫn cũng bởi một phần đây là chế độ mới và chưa hoàn thiện nên chưa thể tuyên truyền tư vấn cho khách hàng thực hiện.

 Việc phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng còn chưa cụ thể, công tác kiểm tra rút kinh nghiệm chưa nghiêm.

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác bảo hiểm hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w