II. Khách trong nước Tự hào là những người con của các di sản thế giớ
3.5.2. Nhóm giải pháp về yêu cầu các điều kiện thực hiện sản phẩm du lịch trên tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” phục vụ phát
trên tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng:
3.5.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng trên tuyến du lịch chủ đề "Con dường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng: di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng:
3.5.2.1.a. Nhà ga hành khách tàu biển du lịch:
Thành phố Đà Nẵng bắt đầu tiếp nhận tàu du lịch biển từ 1999 và trong năm 2000 đã có 70.000 lượt hành khách đến đây. Hiện nay, các tàu du lịch như Star Cruise, Queen Elizabeth II, Peace Boat thường xuyên đến Đà Nẵng.
Tại cảng Tiên Sa, hiện nay chưa có nhà ga hành khách do cảng này vốn là cảng thương mại. Để đáp ứng lượng khách gia tăng trong tương lai, cần thiết phải tiến hành xây dựng nhà ga hành khách ở cảng này.
Việc xây dựng nhà ga sẽ tạo cho du khách tiện nghi và thoải mái, các công ty tàu biển sẽ tăng cường các chuyến tàu biển đến Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng cùng các tỉnh lân cận Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam có thể tiếp thêm khách quốc tế và thu lợi nhiều hơn từ các chuyến tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng.
3.5.2.1.b. Mạng lưới đường đi dạo:
Phát triển mạng lưới đường xe đạp hoặc tận dụng những tuyến đường hiện có với các tiện nghi cần thiết như thông tin và biển báo, trạm dừng và các thiết bị an toàn; phát triển các trung tâm xe đạp để cho thuê xe, sửa chữa xe, và hướng dẫn du lịch…nhằm tạo dựng một mạng du lịch hấp dẫn bằng xe đạp nối với các khu du lịch hoặc khu nghỉ biển.
Xe đạp không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong các hình thức vận chuyển tại Việt Nam mà còn được xem như là một hình thức vận chuyển lành mạnh, có ý thức bảo vệ môi trường. Mặt khác, đôi khi khách du lịch quốc tế thích đi xe đạp dọc các con đường để có thể ngắm cảnh, trò chuyện cùng với dân cư địa phương và tự mình khám phá, tìm hiểu nếp sống của cư dân của một địa phương
Tạo cơ hội tham gia vào các cuộc đua xe đạp quốc tế hoặc các cuộc thi quốc gia như là một loại hình du lịch sự kiện.
Cung cấp các tuyến xe đạp an toàn và thoải mái, giảm tai nạn giao thông cho khách du lịch và dân địa phương trên các đoạn đường giữa tỉnh và thành phố.
Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và làm đa dạng hoá các hoạt động thể thao, khuyến khích mọi người dành nhiều thời gian luyện tập ngoài trời bằng cách đạp xe tận hưởng không khí trong lành.
3.5.2.2. Giải pháp về điều kiện đón tiếp trên tuyến du lịch chủ đề "Con dường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà dường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng:
3.5.2.2.a. Phát triển Trung tâm thông tin du lịch:
Hiện nay, khách du lịch phải mua tất cả các ấn bản thông tin du lịch như: bản đồ thành phố, sách hướng dẫn du lịch… tại quầy của các công ty kinh doanh du lịch. Việc cung cấp những thông tin du lịch miễn phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến với tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” đồng thời giới thiệu tuyến như một điểm đến thân thiện với du khách, còn những người tham gia kinh doanh du lịch lại có được lợi ích kinh tế từ việc quảng cáo trên các ấn phẩm của trung tâm thông tin du lịch.
Các trung tâm thông tin du lịch sẽ do các Sở Du Lịch (và Thương mại) các tỉnh, thành mà tuyến đi qua trực tiếp tổ chức và quản lý. Bên cạnh đó, hoạt động của các trung tâm này được hỗ trợ bởi nguồn kinh phí chính được bao cấp
bởi Sở Du Lịch, Sở Thương mại - Du lịch của các địa phương liên quan. Tại Đà Nẵng, trung tâm thông tin du lịch được tổ chức với hình thức là các ki-ốt thông tin du lịch đặt tại các nhà ga, sân bay và tại Quảng Nam là Trung tâm du khách Hội An.
Tại các trung tâm thông tin du lịch này, du khách không chỉ được cung cấp miễn phí thông tin du lịch về điểm du lịch mà họ đang tham quan mà còn nhận được thông tin về các điểm du lịch khác trên tuyến. Khách du lịch có thể đặt trước về thuê xe, khách sạn, ngoài ra khách du lịch còn có thể được nhân viên tại các kiốt trung tâm thông tin du lịch tư vấn về các điểm du lịch, hình thức và phương tiện đi lại và cơ sở lưu trú.
Những ấn phẩm thông tin là những cuốn sách mỏng và bản đồ du lịch do Sở du lịch của từng tỉnh, thành phát hành. Ban xúc tiến du lịch của “Con đường di sản thế giới” chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hoá hình thức, biểu tượng và giám sát việc thực hiện của các kiốt trung tâm thông tin du lịch.
3.5.2.2.b. Phát triển trạm du lịch bên đường:
Xây dựng trạm du lịch bên đường được thiết lập gần các điểm khách du lịch quan tâm hoặc lối vào các điểm du lịch, các thành phố du lịch để mang đến sự qua lại an toàn, thuận tiện và thoải mái trên đường bộ không những cho khách du lịch hiện nay mà cả khách du lịch tiềm năng.
Xây dựng các tiện nghi công cộng trên đường tiếp cận, khu vực đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, xây dựng khu vực cho thuê để làm nhà hàng và quầy hàng. Khách du lịch thấy được những nét hấp dẫn mới ở điểm du lịch như đặc sản địa phương và những điểm du lịch thú vị. Khách du lịch có được những thông tin du lịch cần thiết trước khi họ tới điểm du lịch của mình.
Cộng đồng dân cư ở vùng lân cận của trạm có được cơ hội việc làm, bán sản phẩm đặc sản của địa phương.
3.5.2.3. Giải pháp về khai thác & bảo vệ tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng:
3.5.2.3.a. Nâng cấp các làng nghề thủ công truyền thống:
Đồ lưu niệm là một trong những thành tố quan trọng của hoạt động du lịch, và sự đóng góp của nó vào doanh thu du lịch không nhỏ. Để “Con đường di sản thế giới” hoạt động có hiệu quả và có sự đóng góp hơn nữa cho doanh thu của ngành, phát triển các trung tâm nghề thủ công truyền thống là quan trọng. Đồng thời, góp phần tăng cường ý thức của người dân về các giá trị và tầm quan trọng của văn hóa địa phương mình, bảo tồn văn hoá và các nghề thủ công truyền thống.
Các trung tâm nghề thủ công truyền thống được hình thành gần nơi có nghề thủ công truyền thống và gần thành phố hoặc các con đường lớn để du khách có thể dễ dàng tiếp cận.
Xây dựng tòa nhà trung tâm thủ công mỹ nghệ truyền thống do Uỷ ban nhân dân phối hợp với Sở du lịch (và Thương mại) trực tiếp tổ chức hoạt động quản lý, và cung cấp kinh phí hoạt động ban đầu.
Trung tâm thủ công mỹ nghệ truyền thống giúp khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước mua sản phẩm đặc trưng với chất lượng cao. Cư dân có thể kiếm sống và thu được các lợi ích kinh tế khác từ việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
3.5.2.3.b. Nâng cấp khu di tích Chăm và phòng trưng bày:
Nâng cấp các di tích Chăm để hình thành một quần thể lịch sử các công trình kiến trúc vừa để phát triển du lịch vừa để bảo vệ các công trình này. Cụ thể là:
Làm những bảng hiệu và các phương tiện thông tin như bảng chỉ dẫn bên đường, cổng vào… để hướng dẫn khách du lịch vì hiện nay tại các khu di tích Chăm không chỉ ở Quảng Nam mà các tỉnh khác chưa hề có hoặc chỉ có một vài chỉ dẫn không đầy đủ.
Phát triển các phòng trưng bày ở các vị trí gần với các di tích với những tài liệu cho cả khách quốc tế lẫn trong nước để giới thiệu một cách khái quát về các di tích như lịch sử, kiến trúc…
Nâng cấp các phương tiện du lịch như đường vào, bãi đỗ xe, nơi nghỉ ngơi và môi trường lịch sử thật hấp dẫn để phục vụ khách du lịch vì hiện nay các con đường vào các di tích chưa được thiết kế thích hợp, không có phương tiện thuyết minh và xung quanh các di tích còn rất bẩn.
Nâng cấp các khu di tích Chăm sẽ làm tăng lượng khách, góp phần vào việc khuyến khích nghiên cứu và bảo tồn các di sản lịch sử Chăm.
3.5.2.3.c. Mạng thông tin bảo tàng lịch sử văn hoá:
Hình thành mạng thông tin bảo tàng sử dụng các phương tiện thông tin và các phương tiện nghe nhìn để tăng cường sự hấp dẫn và giá trị của các di sản văn hoá lịch sử đối với du khách quốc tế và trong nước. Bao gồm:
Xuất bản “Bản đồ hướng dẫn văn hoá lịch sử”, các ấn phẩm về di tích Chăm, các dân tộc thiểu số, các chiến tích lịch sử để giới thiệu toàn cảnh về văn hoá Chăm, văn hoá các dân tộc thiểu số… cho khách du lịch đến thăm bảo tàng.
Lắp đặt hệ thống nghe nhìn hấp dẫn cho hệ thống trưng bày bảo tàng
Hình thành “Hệ thống thông tin bảo tàng thống nhất” giữa các bảo tàng bằng cách phát triển trang web trên mạng internet.
Phát triển bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng làm bảo tàng trung tâm Chăm bằng cách thuyết minh và trưng bày tổng hợp di tích Chăm của toàn miền Trung.
Cung cấp chuyên gia để hỗ trợ cho công tác quản lý và phát triển chương trình đào tạo hướng dẫn viên lịch sử văn hóa.
3.5.2.3.d. Phát triển khu bờ biển Mỹ Khê – Non Nước:
Phát triển khu nghỉ biển trên tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” được xem là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng để giữ khách lưu trú lâu hơn và đáp ứng được các nhu cầu du lịch trong tương lai. Theo đó, phát triển khu vực bờ biển Mỹ Khê – Non Nước, tận dụng ưu thế tuyệt vời của khu bờ biển gần với sân bay quốc tế sẽ đóng vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách tại thành phố Đà Nẵng bởi sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng với các hoạt động giải trí trong bờ và trên bờ biển cho du khách.
Khu vực Mỹ Khê – Non Nước sẽ góp phần tạo ra bộ mặt mới cho thành phố Đà Nẵng như là một trong những trung tâm tập trung khách du lịch và cơ sở lưu trú của các tour đến các điểm khác như tour Huế, Mỹ Sơn, Hội An…
3.5.2.3.d. Giữ gìn môi trường tự nhiên:
Giữ gìn môi trường tự nhiên là cơ sở tất yếu cho việc phát triển du lịch bao gồm:
Bảo vệ và cải thiện các điều kiện tự nhiên thông qua các biện pháp kiểm soát lũ, phát triển nguồn nước và quản lý rừng.
Bảo vệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị: Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở Đà Nẵng; Quản lý rác thải rắn tại Đà Nẵng.
Bảo vệ và giảm nhẹ tác động môi trường do phát triển du lịch cần có các biện pháp: Cải thiện và nâng cấp hệ thống đánh giá tác động môi trường; Thiết lập hệ thống giám sát môi trường.
3.5.2.3.e. Giữ gìn môi trường xã hội:
Tác động tích cực tới môi trường xã hội do phát triển du lịch
Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội.
Tạo thêm cơ hội có việc làm.
Tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình.
Nâng cao sự nhận thức cho dân cư.
Tăng thêm sản phẩm của địa phương.
Tác động tiêu cực tới môi trường xã hội do phát triển du lịch:
Ô nhiễm nguồn nước và vệ sinh
Thiếu sự hỗ trợ và thông tin từ phía Chính Phủ
Sự khác biệt về kinh tế giữa các tỉnh, thành.
Giao thông vận tải và ô nhiễm tiếng ồn
Thiếu kế hoạch phát triển và quy định cho du lịch.
Chuẩn bị các quy định và luật lệ nhằm bảo vệ môi trường xã hội: Để hạn chế các tác động tiêu cực, các quy định liên quan đến kinh doanh du lịch và các hoạt động du khách là cần thiết. Đặc biệt cần chú trọng:
Kiểm soát hàng rong và cửa hàng
Kiểm soát phụ phí, giá cả và chất lượng dịch vụ
Kiểm soát hướng dẫn du lịch tại các khu vực
Kiểm soát hành vi của du khách và cư dân địa phương
Kiểm soát trị an công cộng
Thành lập hệ thống phối hợp hoạt động giữa các nhà nắm giữ tài nguyên: Phát triển du lịch nên có kế hoạch, đầu tư và sự tham gia của cộng đồng để giải quyết các vấn đề sau:
Kế hoạch phát triển cần phải được trao đổi với cư dân địa phương
Các thông tin liên quan cần được tiết lộ và giải thích bao gồm các lợi thế và bất lợi của phát triển du lịch
Cần tạo ra các cơ hội để cư dân địa phương có thể cân nhắc tới việc tham gia
Không được phá hỏng cơ cấu và văn hoá cộng đồng.
3.5.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực cho tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng: đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng:
3.5.2.4.a. Tăng cường hệ thống nguồn nhân lực nhằm tăng cường sự hiệu quả của hệ thống giáo dục đào tạo du lịch:
Tăng cường sự phối hợp và quản lý giữa hệ thống đào tạo và nhân lực du lịch
Phát triển và tăng cường mối liên kết ngành với hệ thống đào tạo
Phát triển các tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm phản ánh kỹ năng chuyên môn cần thiết cho từng nghề
Phát triển chứng chỉ ngành nghề cho từng cấp độ nghề
Xây dựng uy tín đào tạo dựa trên tiêu chuẩn nghề nghiệp.
3.5.2.4.b. Tăng cường cung cấp đào tạo nhằm tăng cường chất lượng và khối lượng lực lượng lao động
Cần tăng cường việc cung cấp đào tạo về cả khối lượng lẫn chất lượng để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của ngành. Cụ thể là:
Chú trọng hơn vào những lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch
Tăng năng lực đào tạo
Tăng cường mạng lưới đào tạo du lịch để đảm bảo rằng sinh viên có thể tham gia vào các khoá học khác nhau tại các trường khác nhau và được công nhận bằng cấp
Cải thiện công tác quản lý trường đào tạo du lịch nhằm quản lý hiệu quả các trường đào tạo cũng như tăng cường nghiên cứu vào các yêu cầu đào tạo ngành
Cải thiện và xây dựng chương trình học
Tăng cường đội ngũ giáo viên theo một tiêu chuẩn được chấp nhận của ngành
Sử dụng lực lượng được đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu phát triển trong việc hình thành việc làm.
Dự án xây dựng Học viện du lịch Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Xây dựng Học viện du lịch là nhằm cung cấp những khóa đào tạo chất lượng cao về quản lý du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh đồ ăn và uống. Các sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được 2/3 yêu cầu kỹ năng quản lý của ngành công nghiệp du lịch. Học viện sẽ đưa ra một mô hình đào tạo mới với chất lượng cao, tỷ lệ thực hành ít nhất 50%, giảng dạy bằng ngoại ngữ; cung cấp đào tạo nghề du lịch cho các tỉnh khác, bao gồm cả các vùng xa xôi.
3.5.2.5. Giải pháp về vấn đề tổ chức & chính sách nhằm khai thác tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" phục vụ phát triển du lịch