Thiết kế nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) potx (Trang 34 - 35)

6. Phương pháp nghiên cứ u

2.3.Thiết kế nghiên cứ u

2.3.1. Đối tượng khảo sát

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giảđã lựa chọn đối tượng để tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ quản lý, tiếp viên, bao gồm cả tiếp viên thường đến Tiếp viên trưởng. Việc lựa chọn này nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát thông qua ý kiến của cán bộ quản lý, đồng thời

đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và cảm nhận của đội ngũ tiếp viên.

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, đối tượng khảo sát là tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines có căn cứ chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2.3.2. Cách thức khảo sát

Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn tiếp viên hàng không về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, sự hài lòng trong công việc bằng bảng câu hỏi chi tiết. Trong quá trình khảo sát, các bản câu hỏi được gửi đến tiếp viên, trước khi khảo sát, tác giảđã trao đổi trực tiếp với tiếp viên được phỏng vấn về mục

đích nghiên cứu, cách thức trả lời câu hỏi để tiếp viên được phỏng vấn hiểu rõ, cụ

thể bản câu hỏi.

2.3.3. Quy mô và cách chọn mẫu

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thảo luận được thực hiện với nhóm 08 cán bộ quản lý và chuyên viên làm công tác nhân sự, nhân lực thông qua việc lựa chọn đích danh cá nhân và mời tham dự thảo luận.

Sau khi lựa chọn, điều chỉnh thang đo sơ bộ, tác giảđã tiến hành khảo sát thử

với 30 Tiếp viên trưởng, Tiếp viên phó, Tiếp viên phục vụ hạng C, tiếp viên thường theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên đểđánh giá tính phù hợp của các yếu tố.

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đám đông mục tiêu là tất cả tiếp viên đang làm việc tại Đoàn tiếp viên - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Theo một số nhà nghiên cứu, số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), các thang đo trong luận văn có số biến là 37, như vậy mẫu nghiên cứu cần có khoảng 185 người. Mặt khác, theo Gay & Airasian (dẫn theo Leedy & Ormrod, 2005) với số lượng đám đông khoảng 1.500 thì nên chọn mẫu chiếm khoảng 20%, số lượng tiếp viên đang thực hiện nhiệm vụ tại thời điểm khảo sát khoảng 1.100 người, do đó mẫu nghiên cứu cần có 220 người. Theo Leedy & Ormrod (2005), kích thước mẫu càng lớn càng tốt, để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, tác giả đã lựa chọn quy mô mẫu là 240 tiếp viên.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) potx (Trang 34 - 35)