Đối với bản thân công ty chứngkhoán Habubank

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Habubank (Trang 55)

a. Giá trị giao dịch tại CTCK Habubank

Biểu đồ 2.5 Tổng giá trị giao dịch năm 2007

Đơn vị : Tỷ đồng

Hoạt động môi giới là một hoạt động cốt lõi và vô cùng quan trọng đối với các CTCK nói chung và CTCK Habubank nói riêng. Chất lượng của nó thể hiện ở rất nhiều các khía cạnh, trong đó tổng giá trị giao dịch tại công ty phản ánh một phần đặc điểm đó. Khi thị trường đầu năm 2007 vẫn còn rất sôi động, chỉ số VN index tăng liên tục thì tổng giá trị giao dịch ở các mức rất cao. Từ quý II/2007 thị trường trầm lắng hơn nhưng con số đó vẫn duy trì ở mức ổn định. Điều đó cho thấy vẫn có rất nhiều nhà đầu tư đến với công ty. Điều này cho thấy phòng môi giới của công ty giúp TTCK lưu chuyển một lượng vốn lớn một cách điều hoà. Giá trị giao dịch lớn cũng đồng nghĩa với khoản phí đóng góp vào doanh thu của toàn công ty lớn. Như vậy là hoạt động môi giới luôn là một hoạt động chủ chốt của CTCK Habubank.

b. Phí thu từ hoạt động môi giới

Biều đồ 2.6 Phí thu từ hoạt động môi giới qua các tháng

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn CTCK Habubank

Doanh thu từ hoạt động môi giới chính là từ phí giao dịch của khách hàng phải trả cho công ty khi thực hiện giao dịch mua, bán tại CTCK Habubank. Nguồn thu này nhìn chung ổn định qua các tháng trong năm 2007. Tổng doanh thu từ phí của hoạt động môi giới là 49.235.732.141 VND, chiếm tới 30% doanh thu của toàn công ty (quan sát sơ đồ 2.4 ). Điều đó cho thấy hoạt động môi giới là một trong những hoạt

động hiệu quả, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của CTCK Habubank. Hai tháng có tổng mức phí thu được cao nhất là tháng 3 và tháng 10. Doanh thu từ phí của riêng hai tháng 3 va 10 chiếm tới gần 20% doanh thu từ phí của Công ty trong cả năm 2007. Đây là thời điểm mà thị trường chứng khoán ở những mốc sôi động, giá trị giao dịch mua và bán của các nhà đầu tư ở hai tháng này cũng rất lớn (quan sát sơ đồ 2.5 và 2.6). Hai tháng có mức doanh thu từ phí thấp nhất là tháng 9 và 12/2007 với mức doanh thu chỉ đạt 1187 tỷ đồng (chiếm 2.41% doanh thu hoạt động môi giới) và 1161 tỷ đồng (chiếm 2.35% doanh thu từ hoạt động môi giới) là thời điểm mà nhiều công ty khác cũng đang gặp khó khăn trên thị trường chứng khoán do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tâm lý của nhà đầu tư bất ổn dẫn đến giá trị giao dịch trên toàn thị trường không lớn.

c. Số tài khoản giao dịch tại công ty

Tính đến hết quý I năm 2007, có hơn 5.000 tài khoản giao dịch với tổng giá trị tài sản đang quản lý của các nhà đầu tư gần 1.250 tỷ đồng. Đến hết năm 2007 thì con số này đã lên tới 8.135 tài khoản. Số lượng tài khoản của công ty có sự gia tăng nhưng không nhiều,chứng tỏ các nhà đầu tư mới tìm đến với công ty là chưa nhiều. Nguyên nhân một phần là do thị trường chứng khoán năm 2007 có nhiều biến động, một phần có thể do chất lượng hoạt động của các phòng, ban chưa hiệu quả.

Số lượng tài khoản hoạt động trung bình mỗi tháng là 1671 tài khoản. Số lượng tài khoản hoạt động nhiều nhất trong một tháng thường là ở mức giao dịch từ dưới 100 triệu đến 300 triệu đồng. Đa số khách hàng của công ty là các nhà đầu tư có số vốn nhỏ. Điều này cho thấy công ty cần chú trọng nâng cao chất lượng của hoạt động môi giới nói riêng và chất lượng hoạt động của toàn công ty nói chung hơn nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn, các tổ chức lớn đến với công ty.

Biểu đồ 2.7 Số lượng tài khoản ở các mức giá trị giao dịch 8 tháng đầu năm

Nguồn CTCK Habubank 2.2.2.3 So sánh với một số công ty khác

a. Dịch vụ môi giới

Hệ thống giao dịch

CTCK Habubank có 1 chi nhánh tại TP Hồ CHí Minh, 1 đại lý nhận lệnh ở Hàng Trống, mới khai trương phòng giao dịch tại Trung Hoà- Nhân Chính. Sắp tới công ty có kế hoạch phát triển mạng lưới xuống Hải Phòng. Như vậy, so với các công ty khác như Bảo Việt, VNDS…thì hệ thống của Công ty chưa lớn mạnh.

Mở tài khoản

Về thủ tục thì CTCK Habubank và FPTS có ưu điểm so với các công ty khác là chỉ yêu cầu khách hàng điền vào 2 bản đăng ký, sau đó nhân viên nhập dữ liệu và in luôn hợp đồng, giảm bớt sự phiền hà cho khách hàng so với các công ty khác. Như với CTCK Bảo Việt, ngoài giấy đăng ký mở tài khoản, hợp đồng, giấy đăng ký giao dịch qua điện thoại, khách hàng còn phải ký sẵn phiếu lệnh mua và bán.

Về tư vấn đầu tư

Tại CTCK An Bình, tách riêng 2 bộ phận Môi giới: một bộ phận đảm nhiệm việc tư vấn cho khách hàng và 1 bộ phận giao dịch (nhận lệnh và mở tài khoản) thì ở CTCK Habubank chưa có sự phân biệt rõ ràng như vậy.

b. Dịch vụ hỗ trợ tài chính

Bảng 2.13 So sánh dịch vụ ứng trước tiền bán của các công ty

Tên CTY

Lãi suất

(%/ngày) Thời gian Mức ứng Điều kiện Ngân hàng

HBBS 0.04 2h chiều ngày T 100% giá trị GD sau

Tối thiểu 50.000/lần ứng

Habubank

SSI 0.044 Chiều ngày T SSI

Bảo Việt 0.042 Ngày T+1 98% giá trị GD sau khi trừ phí GD có tổng giá trị từ 50 triệu trở lên

ACBS 0.04 Ngày T 100% giá trị GD sau khi trừ phí

Tối thiểu 50.000/lần ứng ACB

VNDS 0.042 Ngày T BIDV

Nguồn Phòng môi giới năm 2007

Nhìn vào bảng so sánh cho thấy dịch vụ của CTCK Habubank ưu việt hơn hẳn một số CTCK lớn khác trên TTCK. Lãi suất %/ngày chỉ là 0.04%, thấp hơn 0.02- 0.04% so với CTCK SSI và CTCK Bảo Việt và với 100% giá trị giao dịch sau khi trừ phí (CTCK Bảo Việt chỉ cho mức ứng là 98% giá trị giao dịch sau khi trừ phí). Điều đó cho thấy CTCK Habubank đã tạo ra được tính cạnh tranh trong việc thu hút nhà đầu tư bằng mức phí thấp hơn so với các công ty chứng khoán khác.

Cầm cố cổ phiếu niêm yết

Bảng 2.14 So sánh dịch vụ cầm cố cổ phiếu niêm yết của các CTCK

Tên CTY Lãi suất, phí Mức vay Thời hạn Ngân hàng

HBBS 13.2%/năm. Trong đó 12.2% lãi suất và 1% phí quản lý tín dụng 40% thị giá. Không

quá 50000/CP Tối đa 6 tháng Habubank

SSI 1.13%/tháng 40000 đ/CP. Tối đa 4 tỷ/KH. Tối thiểu 100 triệu/HĐ

3-6 tháng VID Public Bank

Bảo Việt 1.05%/tháng Thị giá trên 100 nghìn 45nghìn/CP, dưới 100nghìn: 10- 20 nghìn/CP 3 tháng Agribank

ACBS 90% thị giá sau khi

trừ phí 6 tháng ACB

VNDS 1.1%/tháng0.05% phí + 20-30% thị giá. Tối thiểu 50 triệu/lần vay

3-6 tháng BIDV

Nguồn Phòng môi giới năm 2007

Habubank là 13.2%/năm, tính ra là 1.1%/tháng với thời gian tối đa là 6 tháng, mức phí này chỉ thấp sau mức phí mà CTCK Bảo Việt áp dụng nhưng thời hạn mà công ty này áp dụng chỉ có 3 tháng. Trong khi đó các công ty lớn như SSI hay Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư phát triển thì mức lãi suất áp dụng là 1.13%/tháng và 1.15%/tháng. CTCK Habubank cũng đã cố gắng để đưa tới cho khách những cơ hội nhất để đầu tư. Và so với các dịch vụ cầm cố cổ phiếu niêm yết mà các công ty chứng khoán khác cung cấp thì CTCK Habubank đã tạo ra được những lợi thế nhất định để các khách hàng đến với công ty được hưởng những lợi ích tốt nhất mà công ty đem lại.

c. Dịch vụ hỗ trợ thông tin

Dịch vụ SMS (tin nhắn điện thoại)

Hầu hết các công ty đều có dịch vụ nhắn tin SMS thông báo kết quả khớp lệnh và số dư tài khoản cho khách hàng. CTCK Habubank cũng có dịch vụ này nhưng so với các công ty như SSI, FPT, VNDS… thì dịch vụ SMS của HBBS có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Các công ty FPTS, ABS có dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán như giao dịch, thông tin về cổ phiếu…  Bản tin

Tại CTCK Habubank cũng như các CTCK khác đều phát miễn phí bản tin sàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Về bản tin nội bộ, nếu như SSI, Bảo Việt, Thăng Long… đều có các bản tin phân tích thị trường giao dịch, báo cáo phân tích ngành; bản tin của VNDS, SSI được trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh thì hiện bản tin 24h hàng ngày của CTCK Habubank mới chỉ ở dạng điểm tin, chưa có những phân tích chuyên sâu và chỉ có bản tiếng Việt.

Hướng dẫn giao dịch

Cũng như hầu hết các công ty đối thủ, CTCK Habubank đều phát miễn phí hướng dẫn giao dịch cho nhà đầu tư ngay khi mở tài khoản. Không như VNDS in hướng dẫn giao dịch ngay tại mặt sau của giấy đăng ký mở tài khoản, tại FPTS có thêm hướng dẫn giao dịch trực tuyến, CTCK Habubank xây dựng được một quyển cẩm nang nhỏ, gọn nhẹ cung cấp cho khách hàng các thông tin về giao dịch tại công ty, kiến thức cơ

bản về chứng khoán…  Hội thảo

CTCK Habubank đã tổ chức 1 chương trình giới thiệu kiến thức cơ bản về đầu tư chứng khoán tại đại lý nhận lệnh Hàng Trống, thu hút được gần 100 nhà đầu tư quan tâm tới dự và dự kiến sẽ tổ chức định kỳ hàng tháng theo từng chủ đề khác nhau. Trong khi đó, FPTS tổ chức các cuộc hội thảo theo sát tình hình thị trường như hướng dẫn giao dịch trực tuyến; SSI, Tân Việt tập trung vào tổ chức hội thảo định kỳ giới thiệu cơ hội đầu tư vào một số mã cổ phiếu sắp lên sàn, các ngành hàng… Như vậy việc tổ chức hội thảo tại CTCK Habubank chưa được tổ chức một cách thường xuyên để đem tới kiến thức cho nhà đầu tư đồng thời tạo thêm cơ hội cho họ gắn kết với công ty nhiều hơn.

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động môi giới của CTCK Habubank

2.3.2 Kết quả

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm qua có nhiều biến động, chỉ số VN index từ quý III năm 2007, đầu năm 2008 có lúc giảm dưới tới 496.64 điểm cho thấy diễn biến phức tạp của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư. Doanh thu và lợi nhuận của công ty chứng khoán Habubank do đó mà cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong năm 2007, công ty đã đạt được một số thành tựu sau:

- Tổng giá trị giao dịch hoạt đôngh môi giới 2007: 17.584.050.200 VND - Doanh thu từ phí hoạt động môi giới : 49.235.732.141 VND

- Doanh thu của toàn công ty năm 2007 là trên 120 tỷ VND - Tăng trưởng lợi nhuận năm 2007 là 300%

- Số tài khoản giao dịch tại công ty đến hết năm 2007 là 8.135 tài khoản

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Mặc dù CTCK Habubank đã thu được những kết quả nhất định trong năm 2007 vừa qua nhưng chất lượng hoạt động của công ty nói chung và chất lượng hoạt động môi giới nói riêng chưa cao, cụ thể:

Thứ nhất, doanh số từ hoạt động môi giới nhỏ thể hiện ở doanh thu và doanh số

giá trị giao dịch khoảng 17.000 tỷ- những con số này chưa phản ánh hết được tiềm lực của công ty. Bên cạnh đó, chủ yếu nguồn doanh thu của hoạt động môi giới là từ phí nhưng quy mô hoạt động chưa cao, chủ yếu là từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên khi thị trường có những biến động thì doanh thu cũng bị ảnh hưởng theo tâm lý của họ. Bên cạnh đó, chi phí cho các hoạt động hỗ trợ hoạt động môi giới lại cao mà chưa đem lại nhiều hiệu quả.

Thứ hai, số lượng tài khoản thấp, chất lượng tài khoản chưa cao. Nhìn vào biểu đồ

2.7 cho thấy số lượng tài khoản giao dịch nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các mức giao dịch từ 100 – 300 triệu, còn giao dịch ở các mức cao như trên 5 tỷ là rất nhỏ. Điều này cho thấy công ty chưa chú trọng tới việc thu hút các khách hàng là các tổ chức lớn do chất hoạt động còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, thị phần của công ty trên thị trường còn thấp. Riêng với số lượng tài khoản

chỉ chiếm khoảng 2.46% so với toàn thị trường trong khi số lượng tài khoản lại tập trung chủ yếu tại các CTCK lớn có tuổi đời trên thị trường như SSI, BVSC, VCBS, đã chiếm tới 65% thị phần môi giới, trong đó BVSC và SSI đã chiếm tới 40% thị phần.

Thứ tư, các sản phẩm và dịch vụ mà hoạt động môi giới của CTCK Habubank cung

cấp còn đơn điệu và chưa được khách hàng hài lòng ở một số khâu như tư vấn đầu tư, kinh nghiệm đầu tư. Ngoài các sản phẩm như các CTCK khác cũng cung cấp thì công ty không có thêm sản phẩm đặc trưng nào để sử dụng làm mặt mạnh của mình. Do đó, việc cạnh tranh thị phần môi giới của công ty với các CTCK khác trong tình hình thị trường hiện nay là vô cùng khó khăn.

Thứ năm, khả năng tích hợp dịch vụ của hoạt động môi giới còn thấp. Đó là do các

sản phẩm và dịch vụ của hoạt động môi giới chưa được chuyên sâu và chưa có tầm bao quát nên khả năng phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để đem lại hiệu quả cao nhất.

2.3.2.2 Nguyên nhân

-Mô hình tổ chức của công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn, có chủ sở hữu duy nhất là ngân hàng Habubank. Đây là mô hình có những hạn chế về cách thức huy động vốn, sự linh hoạt trong hoạt động và sự phụ thuộc vào chiến lược phát triển của ngân hàng mẹ. Việc thành lập CTCK Habubank sẽ tránh được tình trạng ngân hàng lợi dụng tiền gửi của khách hàng để thực hiện các hoạt động trên TTCK. Ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hoá đầu tư. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế, đó là do Ngân hàng TCMP Habubank vừa là tổ chức tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán, do đó có thể làm cho khả năng chuyên môn hoá của CTCK không được chuyên sâu như mong muốn.

- Với nhu cầu phát triển của thị trường ngày càng cao, các CTCK không ngừng thay đổi về chính sách đối với cán bộ trong công ty mình nhằm giữ chân người tài thì chính sách cán bộ của CTCK Habubank còn nhiều hạn chế. Công việc mà bộ phận môi giới đảm nhiệm rất nhiều và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao nhưng công ty lại chưa có những chính sách lương, thưởng hợp lý để tạo ra sự cạnh tranh trong công việc nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất.

-Bên cạnh đó, năng lực cán bộ thấp, chưa có nhiều người có chuyên môn thực sự cao để tạo ra bước đột phá cho công ty trong các hoạt động, đặc biệt là phòng môi giới. Các cán bộ trong bộ phận môi giới chưa hoạt động đúng với năng lực của mình và còn dư thừa quá nhiều thời gian rảnh rỗi mà không sử dụng vào công việc chuyên môn.

-Cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật còn chưa hiện đại thể hiện ở việc CTCK Habubank chưa đầu tư vào việc nâng cấp các thiết bị hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các nhân viên môi giới nên hiệu quả công việc chưa cao. Phòng IT của công ty hoạt động không mấy hiệu quả do đó mà trang web http://www.hbbs.com.vn của công ty còn rất sơ sài và thiếu thốn các chức năng như tra cứu tài khoản, phân tích thông tin công ty, nhập lệnh qua internet…

- Chất lượng các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động môi giới như phân tích tài chính doanh nghiệp, hoạt động quảng cáo tiếp thị… của công ty chưa cao nên chưa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Habubank (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w