Đánh giá củ nhóm khách hàng đã sử dụng và nhóm khách hàng chư sử dụng sản phẩm củ Techcombnk.

Một phần của tài liệu Techcombank giữ chọn niềm tin (Trang 65 - 67)

sản phẩm của Techcombank.

Thứ nhất, mặc dù trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có rất nhiều ngân hàng

nhưng Techcombank vẫn chiếm được một cảm tình nhất định trong lòng khách hàng nơi đây thậm chí Techcombank vẫn chiếm được một phần tình cảm của những người chưa từng sử dụng sản phẩm của mình.

Thứ hai, ở câu hỏi mở đối với nhóm đã sử dụng sản phẩm của Techcombank đa

số đều cho rằng nguyên nhân ấn tượng mà Techcombank để lại cho họ là nhờ sự phục vụ chuyên nghiệp chu đáo (47% cho rằng họ được phục vụ rất nhanh và nhân viên rất dễ thương, 22% cho rằng họ đã được nhận sự giúp đỡ từ các chương trình đầu tư xã hội, 7% cho rằng họ đã dự các chương trình tổ chức sự kiện tại Techcombank) mà Techcombank đã để lại cho họ. Còn đối với nhóm chưa sử dụng dịch vụ tại Techcombank thì nguyên nhân mà họ ấn tượng với Techcombank lại khác, đa số họ đều cho rằng có nhiều người đã kể lại cho họ nghe (51% có người kể lại, 28% cho rằng họ đã được nhận sự giúp đỡ từ các chương trình đầu tư xã hội, 12% thấy qui mô lớn, 3% thấy nhân viên Techcombank thân thiện môi trường).

Điều này cho thấy, ấn tượng về thương hiệu mà Techcombank đã để lại là rất lớn vì 100% đều biết đến Techcombank.

b. Đề xuất

Qua kết quả phân tích trên, ta thấy rằng khách hàng quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác nữa ngoài mục đích thỏa mãn về nhu cầu sản phẩm của mình. Do đó, công ty cần phải:

- Quan tâm hơn đối với PR vì vẫn có khách hàng không hài lòng và ấn tượng với Techcombank không tốt.

- Cần phối hợp giữa Marketing với PR nhằm làm thỏa mãn cả hai yếu tố cho khách hàng đó là giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện.

3.9.3 Phân tích kết quả nghiên cứu từ bảng câu hỏi số 3, số 4a Đánh giá của giới công luận và giới công quyền a Đánh giá của giới công luận và giới công quyền

Qua phân tích dữ liệu, tôi nhận thấy được một số điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, Techcombank chiếm được tình cảm khá lớn của giới công luận (18%)

và giới công quyền (12%) nhưng con số này sẽ thay đổi theo thời gian. Vì đa số giới công luận và giới công quyền cho rằng có ấn tượng tốt với Techcombank là vì Techcombank quan tâm tới cộng đồng, đầu tư cho cộng đồng. Và nếu như sự quan tâm này mất đi thì Techcombank sẽ đánh mất tình cảm của họ.

Thứ hai, khi so sánh với các thương hiệu khác đặc biệt là những thương hiệu

hàng đầu Techombank vẫn còn yếu thế cụ thể là khi so sánh với Vietcombank có tới 68% ngại không đưa ra ý kiến , và cộng thêm với sự trỗi dậy của một số ngân hàng tiềm năng ra đời sau như EAB, MB là rất lớn.

Thứ ba, nếu như Techcombank không có những chính sách đúng đắn sẽ rất dễ bị

những thương hiệu khác làm chìm đi vì giới công luận và giới công quyền là những giới có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của công chúng.

b. Đề xuất

Qua kết quả phân tích trên, ta thấy rằng giới công luận và giới công quyền là hai giới nhạy cảm nhất trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công chúng. Vì vậy, người làm PR cần phải khéo léo và hết sức tế nhị, đưa ra những quyết định đúng đắn dưới sự hỗ trợ của công ty:

- Đào tạo một đội ngũ PR chuyên nghiệp.

- Thân thiện với cộng đồng, đối với giới công luận thì phải đưa tin tức kịp thời và chính xác.

- Đối với giới công quyền cần phải phối hợp với giới công quyền để giúp đỡ cho cộng đồng như xây nhà tình nghĩa, tài trợ các chương trình xã hội mà giới công quyền vận động . . .

Tóm lại, đối với những đối tượng khác nhau, họ có những nhìn nhận về thương

hiệu mỗi cách khác nhau. Vì vậy, ta cần có những công cụ PR khác nhau để đạt được hiệu quả một cách tối đa nhất.

3.10 NHỮNG GIỚI HẠN CỦA CUỘC NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu Techcombank giữ chọn niềm tin (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w