0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Sự hỗ trợ của Chính phủ cho R&D và đổi mới thuộc khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu 303803 (Trang 50 -51 )

- Đầu tư mạo hiểm

2.4.2. Sự hỗ trợ của Chính phủ cho R&D và đổi mới thuộc khu vực tư nhân

Kể từ những năm 70, Hàn Quốc đã thông qua và áp dụng các chương trình chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho R&D và đổi mới thuộc khu vực tư nhân, trong đó có các biện pháp khuyến khích về thuế, hỗ trợ về mặt tài chính, tài trợ R&D, v.v... Các chương trình hỗ trợ hiện tại phần lớn đều được giữ nguyên, nhưng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa trong các lĩnh vực sau:

Mở rộng sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các SME và các doanh nghiệp mới khởi sự như:

- Chấp nhận công nghệ (tài sản tri thức) như một khoản thế chấp để vay ngân hàng;

- Tài trợ cho các SME để thuê mướn nhân lực R&D; - Cung cấp cho các SME thông tin và dịch vụ kỹ thuật.

Thúc đẩy sự hợp tác tay ba GRI-Trường đại học-Ngành công nghiệp: - Cùng tiến hành R&D;

- Chia sẻ các phương tiện nghiên cứu;

- Tăng cường tính hiệu lực của các chương trình khuyến khích về thuế nhằm thúc đẩy R&D tư nhân;

- Cải tiến hệ thống quốc gia về tiêu chuẩn kỹ thuật và đẩy mạnh bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Một số nỗ lực khác cũng đang được huy động nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào R&D. Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra mục tiêu chính sách lâu dài là phát triển Hàn Quốc thành một trung tâm R&D trong khu vực Đông Bắc Á, tận dụng lợi thế về vị trí địa kinh tế của Hàn Quốc trong khu vực. Để tư vấn cho Tổng thống về vấn đề này và để phát triển các chương trình chính sách nhằm chuyển hóa đất nước thành một trung tâm R&D của khu vực Đông Bắc Á, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập trực thuộc Văn phòng Tổng thống. Ủy ban này hợp tác với các Bộ và các cơ quan hữu quan và với khu vực tư nhân để tạo lập nên những môi trường về văn hóa, xã hội, kinh tế và vật chất cần thiết để thu hút đầu tư R&D nước ngoài.

Do có những vấn đề tiềm ẩn về cơ cấu, nên hệ thống khoa học của Hàn Quốc được đặc trưng bằng việc các ngành công nghiệp ít trông cậy vào nghiên cứu khoa học để đổi mới và sự phản ứng yếu kém của các trường đại học và các GRI trước những thay đổi thị trường. Chính đặc điểm này của hệ thống đã làm cho khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước khó có thể hợp tác với nhau.

Để giải quyết vấn đề này, Hàn Quốc đã theo đuổi hai định hướng chính sách: một chính sách dài hạn nhằm mở rộng nhu cầu nghiên cứu khoa học trong các ngành công nghiệp, bên cạnh đó Chính phủ thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp mang hàm lượng tri thức và khoa học cao. Song song với việc thực hiện hai định hướng

chính sách trên, các nỗ lực chính sách trung và ngắn hạn cũng đang được huy động nhằm làm cho hệ thống khoa học phản ứng nhanh hơn trước những thay đổi về nhu cầu.

Thứ nhất, để hợp nhất các mối quan tâm của ngành công nghiệp vào trong các quá trình chính sách KH&CN và R&D quốc gia, Chính phủ đã bổ nhiệm các vị lãnh đạo từ ngành công nghiệp làm thành viên của Hội đồng KH&CN Quốc gia, nơi điều hành chính sách KH&CN và điều phối sự phân bổ các nguồn lực R&D.

Thứ hai, các hãng công nghiệp được khuyến khích tham gia vào việc quản lý các GRI bằng cách được mời tham gia vào các ban thuộc Hội đồng Nghiên cứu, nơi chịu trách nhiệm điều hành các tổ chức R&D của Chính phủ.

Thứ ba, Chính phủ khuyến khích các hãng công nghiệp tham gia vào các chương trình R&D quốc gia. Các kiến nghị nghiên cứu liên quan đến các hãng công nghiệp được đối xử ưu đãi trong quá trình cung cấp tài trợ.

Thứ tư, Chính phủ đang cố gắng làm giảm những trở ngại về thể chế nhằm khuyến khích các viện nghiên cứu công có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ ở bên ngoài, dựa trên cơ sở năng lực của họ đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng. Chính phủ còn cải tiến các luật lệ chi phối các hoạt động của các tổ chức nghiên cứu công nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện hình thành các sản phẩm phụ từ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu 303803 (Trang 50 -51 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×