Quỹ bảo lãnh tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 58 - 59)

Nhằm tháo gỡ khó khăn lớn nhất của các DNNVV là phải có tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, ngày 20-12-2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ các DNNVV vay vốn ngân hàng. QBLTD được thành lập nhằm bảo lãnh cho các DNNVV không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. QBLTD phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 30 tỷ đồng; điều kiện được bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay; tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hay tổ chức kinh tế khác. Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của QBLTD.

QBLTD là cầu nối để các DNNVV tiếp cận vốn ngân hàng. Song năm năm trôi qua, việc tiến hành thành lập và đưa quỹ đi vào hoạt động tiến triển rất chậm. Sau ba năm ban hành, mới chỉ có Tây Ninh, Trà Vinh, Yên Bái là những địa phương đã thành lập Quỹ. Hiện nay, ngoài thành phố Hồ Chí Minh cách đây chưa lâu vừa chính thức thành lập QBLTD cho DNNVV, hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho 48.000 doanh nghiệp hoạt động tại đây, còn lại phần lớn các địa phương chưa có chuyển động gì đáng nói. Hiện các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng ngãi, Trà Vinh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước Lâm Đồng, Bình Định đã thành lập “Ban trù bị thành lập QBLTD cho các DNNVV” tại địa phương.

Nguyên nhân chậm tiến độ thành lập QBLTD trước hết là do nguồn ngân sách của nhiều tỉnh còn hạn hẹp, một số địa phương có nhu cầu thành lập quỹ nhưng lại không có đủ mức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng theo quy định. Mặt khác, quy định pháp luật hiện hành cũng còn nhiều bất cập như quy chế thành lập quỹ chưa xác định rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của tổ chức góp vốn, quy chế điều hành cũng khá phức tạp và không khả thi. Ngoài ra, các đối tượng được bảo lãnh, tỷ lệ bảo lãnh cũng như chi phí bảo lãnh chưa được phân loại chi tiết, quy trình xin cấp bảo lãnh cũng chưa thuận tiện. Vì vậy, QBLTD cần phải được được xem xét và tổ chức lại để trở thành công cụ trợ giúp hữu hiệu cho DNNVV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)