Liệu kế hoạch mua lại tài sản có thành công trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng?

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 52 - 54)

3. ĐẠO LUẬT ỔN ĐỊNH KINH TẾ KHẨN CẤP (EESA) VÀ VIỆC TÁI VỐN HÓA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

3.4 Liệu kế hoạch mua lại tài sản có thành công trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng?

thống ngân hàng?

Về cơ bản, có 2 cách theo đó kế hoạch mua tài sản sản của Bộ Tài Chính có thể tái cấu trúc các ngân hàng. Phương án thứ nhất được giả định dựa trên quan điểm là thị trường các nhà đầu tư riêng lẻ không sẵn sàng cung ứng vốn cho các ngân hàng bởi vì những nhà đầu tư không biết tài sản của các ngân hàng đáng giá bao nhiêu. Vấn đề đang được tranh cãi là Bộ Tài Chính có thể sẽ dùng kế hoạch mua tài sản như là 1 cách thức tiết lộ giá của tài sản và một khi thông tin về giá được biết thì ngân hàng sẽ có thể tăng vốn mới lại từ thị trường các nhà đầu tư riêng lẻ. Tuy vậy, mức giá tốt hơn chỉ có thể thu hút được vốn với điều kiện là có các nhà đầu tư ngoài thị trường sẵn sàng cung ứng vốn. Do sự tụt dốc đột ngột trong thị trường vốn, để tìm kiếm những nhà đầu tư như thế sẽ rất khó khăn, có thể nói là rất ít. Những nhà đầu tư cung ứng vốn cho các ngân hàng trong giai đoạn đầu của khủng hoảng đã và đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do sự giảm sút giá vốn cổ phần và rất miễn cưỡng khi phải cung ứng vốn thêm một lần nữa. Bank of America đã tuyên bố sẽ huy động được 10 tỷ USD từ thị trường. Giá cổ phiếu của Bank of America đã sụt giảm mạnh cho thấy có nhiều sự kháng cự của thị trường nhằm vượt qua khủng hoảng trước khi các nhà đầu tư riêng lẻ sẵn sàng cấu trúc lại hệ thống ngân hàng.

Phương án thứ hai là Bộ Tài Chính có thể sẽ tái cấu trúc lại các ngân hàng bằng cách mua lại các tài sản bị tịch biên với mức giá cao hơn mức giá hiện hữu trên sổ sách

của các ngân hàng này. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ có thể báo cáo một sự gia tăng vốn từ doanh thu với Bộ Tài Chính, một sự gia tăng mà sẽ bù đắp, tối thiểu phần nào, các tổn thất vốn trong quá khứ và bằng cách đó ghi tăng vào nguồn vốn của ngân hàng.

Bộ Tài Chính đã tuyên bố sẽ sử dụng các đấu giá ngược* khi mua tài sản, và việc Bộ có thể tổ chức các cuộc đấu giá để các cổ đông nắm giữ tài sản đang có vấn đề bán chúng cho Bộ Tài Chính với mức giá đem lại một sự gia tăng vốn là khả thi. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một chút hoài nghi có bao nhiêu chứng khoán sẽ nằm trong hạng mục này. Một điều là không giống như cổ phiếu hay trái phiếu thông thường, các ABS xuất phát từ những nguồn khác nhau. Thêm vào đó, trong điều kiện hiện tại việc các đấu giá ngược để lộ giá cao hơn giá trị sổ sách của các chứng khoán này là không thể. Cuối cùng, không như chủ tịch FED Ben Bernanke đã đề xuất, cuộc đấu giá chỉ đưa ra được mức giá bán tháo thay vì là mức giá khi nắm giữ chứng khoán đến lúc đáo hạn.

Theo đó, chúng tôi hoài nghi rằng Bộ Tài Chính sẽ phải mua nhiều chứng khoán trong các hợp đồng riêng lẻ hơn là mua thông qua các cuộc đấu giá. Nhưng nếu thực hiện như vậy thì Bộ Tài Chính có thể gặp khó khăn về phương diện pháp lý và về mặt chính trị khi trả các mức giá trong thương lượng cao hơn giá trị thực của ngân hàng. Mục 101 (e) của EESA quy định một cách cụ thể Bộ trưởng Bộ Tài Chính phải có những bước đi cần thiết để ngăn ngừa sự làm giàu bất chính của các định chế tài chính tham gia, và Quốc hội cần phải soạn thảo luật một cách cụ thể để ngăn chặn việc làm giàu bất chính này. Hơn thế nữa, dù là không có một luật cấm cụ thể như thế trong EESA thì Bộ Tài Chính vẫn mong muốn tránh được lời chỉ trích của công chúng mà Bộ phải đối mặt nếu Bộ mua các tài sản tại mức giá mà có thể cho phép các định chế tài chính tham gia làm giàu không hợp pháp. Và trong trường hợp mua bán tại mức giá dưới mức giá ảo hoặc thực của các chứng khoán được phản ánh trên sổ sách của định chế tài chính, việc mua bán này sẽ gây ra thêm nữa các tổn thất kế toán và sự trích thêm từ vốn được báo cáo.

Tóm lại, chúng tôi không hoàn toàn tin chắc rằng kế hoạch mua lại các chứng khoán đang gặp rắc rối của Bộ Tài Chính sẽ có hiệu quả cao trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Điều này không có nghĩa là kế hoạch mua lại tài sản sẽ không đem lại những sự hỗ trợ cần thiết. Mặc dù vào thời điểm này thị trường cho vay liên ngân hàng vẫn bị đóng băng dù là đạo luật EESA đã được ban hành và ghi vào luật pháp nhưng một lý do vì sao mà các ngân hàng và các định chế tài chính khác chưa có đủ tự tin để làm tan

* Một bán đấu giá thông thường là nơi mà người bán đưa ra một món hàng trên thị trường và sau đó các khách hàng

tiềm năng sẽ tiến hàng ra giá. Cuối cùng người bán sẽ bán với giá cao nhất. Trong một bán đấu giá ngược, người mua sẽ đưa ra một thông cáo mặt hàng gì mà họ muốn mua và sau đó những người bán sẽ cạnh tranh với nhau để cung cấp mặt hàng này. Cuối cùng người mua sẽ lựa chọn mua với mức giá thấp nhất. Đấu giá ngược là cách thức

tảng băng trong thị trường tín dụng là những hướng dẫn về việc mua tài sản chưa được ban hành. Một khi những hướng dẫn này được công bố, hành vi mua bắt đầu và thị trường bắt đầu thu được những kết quả thực sự thì một số các quỹ thất lạc trong hệ thống ngân hàng sẽ quay trở lại.

Tuy nhiên, Bộ Tài Chính không cần thiết phải mua lại các tài sản, và với những lý do được đề cập dưới đây thì chúng tôi tin rằng Bộ không cần thiết phải dùng gói kích cầu 700 tỷ USD hoặc thậm chí là gói kích cầu 350 tỷ USD ban đầu để tăng tính thanh khoản cho các thị trường vay thế chấp cũng như cho các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản. EESA yêu cầu Bộ Tài Chính phải công khai thông tin về mỗi hoạt động mua này trong vòng 2 ngày. Chúng tôi đề xuất Bộ nên bao gồm trong các công bố (trên website của Bộ) số liệu thường xuyên về các khoản nợ không trả đúng kỳ hạn trong mỗi gói chứng khoán mà Bộ sẽ mua. Thông tin này giúp cho các định chế tài chính vẫn đang nắm giữ các chứng khoán tương tự không chỉ có thể định giá chúng đúng đắn hơn mà còn giúp các thành viên tham gia thị trường đủ tự tin để bắt đầu mua bán những chứng khoán này mà không cần đến hành vi mua của Bộ Tài Chính nữa.

Mục tiêu hàng đầu của Bộ Tài Chính nên là biết cách khéo léo sử dụng các tiềm lực kinh tế. Trong việc hướng dẫn mua các tài sản có vấn đề, Bộ nên nhắm tới trước tiên những tài sản có tính thanh khoản kém nhất. Mục tiêu chính luôn luôn là khởi động hoạt động của khu vực tư nhân hoặc tối thiểu là mang lại tính minh bạch hơn về giá của các lớp chứng khoán đặc thù. Vì vậy Bộ Tài Chính không cần thiết phải mua lại các chứng khoán tương tự. Hơn hết, mục đích nên là tạo ra một thị trường với nhiều các hạng mục tài sản khác nhau vừa đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của các thành viên tham gia thị trường, không nhiều hơn, không ít hơn.

Nhưng vào thời điểm này không ai có thể tin rằng chỉ một mình hoạt động mua tài sản sẽ giúp cho các ngân hàng có đủ lòng tin để bắt đầu giao dịch với nhau ở một mức tỷ suất sinh lợi thấp hơn nhiều. Nếu việc mua các tài sản làm nên điều kỳ diệu thì tốt nhưng nếu không thì Bộ Tài Chính nên chắc chắn rằng nó có đủ lý lẽ tài chính để bắt kịp chiến lược phục hồi lòng tin của các ngân hàng – chiến lược trực tiếp tái cấu trúc lại ngân hàng mà hiện nay chúng ta đang thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w