Ngân hàng thương mại tham gia với tư cách là tổ chức cung cấp dịch vụ thông qua các các công ty chứng khoán của mình

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp về hoạt động của NHTM trên TTCK ở Việt Nam hiện nay. (Trang 32 - 38)

II/ Hoạt động cua NHTM trên thi trườngchứng khoán ở Việt Nam 1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.Ngân hàng thương mại tham gia với tư cách là tổ chức cung cấp dịch vụ thông qua các các công ty chứng khoán của mình

2. Sự tham gia của Ngân hàng thương mại trên Thịtrường chứng khoán

2.1.Ngân hàng thương mại tham gia với tư cách là tổ chức cung cấp dịch vụ thông qua các các công ty chứng khoán của mình

Ngân hàng tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán trên các lĩnh vực như: hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh, hoạt động tư vấn đầu tư và hoạt động tài chính khác, hoạt động quản lí danh mục đầu tư, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Hoạt động phân phối, bảo lãnh phát hành chứng khoán:

Tại một số thị trường tài chính lớn trên thế giới, các trung gian tài chính, trong đó có các NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu với tư cách là đại lý sơ cấp (Primary Dealers) hoặc bảo lãnh phát hành.

Tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với trái phiếu Chính phủ. Với độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các NHTM có ưu thế lớn khi tham gia bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ còn được chào bán qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Các công ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại đều đăng ký thực hiện nghiệp vụ này và là nghiệp vụ quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Để thu hút người đầu tư, các công ty chứng khoán đã đầu tư khá tốt cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới như xây dựng hệ thống sàn giao dịch rộng rãi với đầy đủ các thiết bị công bố thông tin như bảng giao dịch điện tử, bảng công bố thông tin, xây dựng website để giúp người đầu tư tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi

Ngoài ra, các công ty chứng khoán này đã thực hiện một số chính sách nhằm thu hút người đầu tư đến với công ty, như cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư miễn phí, đa dạng các hình thức nhận lệnh giao dịch (qua điện thoại, fax ..), áp dụng chính sách thu phí linh hoạt theo hướng khuyến khích giao dịch (giảm phí môi giới cho khách hàng có giá trị giao dịch lớn theo từng lệnh hoặc theo cộng dồn định kỳ theo khoảng thời gian ), kết hợp với các ngân hàng thương mại cung cấp thêm một số dịch vụ phụ trợ cho khách hàng (cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán). Nhờ đó, số lượng người đầu tư đến mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán và giá trị giao dịch chứng khoán trong thời gian qua đã không ngừng tăng lên.

Có thể nói, đây là nghiệp vụ được các công ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại thực hiện tốt nhất trong giai đoạn đầu khi thị trường đi vào hoạt động, các công ty chứng khoán này đã thể hiện được vai trò trung gian trên thị trường chứng khoán, kết nối giữa người đầu tư có vốn với các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi có quy định sẽ hạn chế các ngân hàng bảo lãnh hoặc mua bán trái phiếu doanh nghiệp, trong khi hiện nay các ngân hàng đang là thành viên tích cực nhất của thị trường. Bên cạnh đó với quy mô vốn như hiện nay, chỉ có các ngân hàng thương mại mới có khả năng bảo lãnh các đợt phát hành trái phiếu lớn với giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Quy định của dự thảo vô hình chung loại bỏ thành viên có khả năng nhất của thị trường đứng ra bảo lãnh phát hành trái phiếu.

Với trình độ phát triển của của thị trường Việt Nam và đặc biệt khi xét đến mục tiêu tăng vốn của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới để có thể có được những ngân hàng với quy mô vốn tương đương như các ngân hàng trong khu vực thì việc các ngân hàng thương mại tham gia thành lập các công ty con và công ty liên kết để thực hiện nghiệp vụ này là khó khả thi. Các nhà đầu tư cho rằng nên bổ sung cho ngân hàng thương mại được mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư trực tiếp và cho vay chứng khoán:

- Đầu tư trực tiếp: Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các ngân hàng thương mại có thể đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn. Theo quy định trước đây, riêng với hoạt động ngân hàng đầu tư, được chia thành 2 nhóm nghiệp vụ, nhóm được trực tiếp thực hiện hoặc phải triển khai thông qua các công ty con. Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp tư vấn tài chính doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán, mua bán trái phiếu Chính phủ.

Trên thực tế, một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ và công trái là do ngân hàng thương mại mua. Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là 17.226 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng thương mại mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.

- Cho vay chứng khoán: Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các thị trường chứng khoán phát triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm tăng thanh khoản của thị trường, mặt khác giúp Fed điều tiết được lượng cung tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp.

Trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng lần này cũng có những quy định liên quan tới hoạt động đầu tư và cho vay chứng khoán của ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng thương mại không được thực hiện nghiệp vụ này một cách trực tiếp mà phải thông qua các công ty con của mình. Hiện tại thì ngân hàng vẫn được cho vay và đầu tư chứng khoán nhưng bị giới hạn không quá 3% vốn điều lệ kể cả đầu tư vốn trực tiếp vào các ngân hàng nhỏ hơn hay tham gia thành lập các ngân hàng con..

Với quy định mới, nếu muốn tham gia thị trường chứng khoán trong lĩnh vực này họ phải thông qua công ty con. Và việc tham gia này cũng không dễ chút nào, khi mà họ bị ràng buộc bởi quy định không được cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do mình nắm quyền kiểm soát. Những người theo quan điểm thận trọng thì cho rằng, quy định theo dự thảo là hợp lý, nhằm khu biệt những rủi ro thị trường, tránh ảnh hưởng tới an toàn của ngân hàng và toàn hệ thống.

Trong trường hợp mảng kinh doanh, đầu tư chứng khoán thua lỗ, chỉ ảnh hưởng tới công ty con chứ ít ảnh hưởng tới ngân hàng mẹ, qua đó đảm bảo sự an toàn của toàn hệ thống.

Thực tế cho thấy sau giai đoạn ào ạt cho vay chứng khoán, đến đầu 2008, phần lớn các ngân hàng đều báo lỗ vì mảng này. Các công ty chứng khoán có mảng tự doanh chiếm tỷ lệ lớn cũng lỗ nặng. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng là một minh chứng cho thấy rủi ro từ hoạt động ngân hàng đầu tư là cực lớn. Hàng loạt ngân hàng đầu tư lừng lẫy một thời của Mỹ đã phải dừng hoạt động, sáp nhập với đơn vị khác hoặc chuyển đổi thành mô hình ngân hàng đa năng.

Hoạt động môi giới chứng khoán: Công ty môi giới chứng khoán của các ngân hàng thương mại có phạm vi rộng hơn môi giới của một cá nhân (chỉ đơn thuần là trung gian mua bán chứng khoán) bao gồm 3 nghiệp vụ cơ bản:

- Làm trung gian môi giới mua bán chứng khoán cho các thân chủ, thông tin tư vấn:

Theo tổng kết doanh thu của các công ty chứng khoán thì doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chỉ chiếm 3,14% tổng doanh thu, đây là nghiệp vụ cơ bản của các công ty chứng khoán mức doanh thu này là chưa phản ánh được vai trò của các công ty chứng khoán.

Là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hoạt động môi giới chứng khoán của công ty VietinBankSc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng tài khoản được mở mới trong năm tại VietinBankSc là hơn 11.000 tài khoản đưa số lượng tài khoản của các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại VietinBankSc lên hơn 30.000 tài khoản tính đến tháng 4 năm 2009 và chiếm 6.5% tổng số tài khoản giao dịch trên thị trường. Nhằm mở rộng mạng lưới giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trên khắp cả nước, VietinBankSc đã thực hiện chiến lược mở 96 điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán.

- Phát hành hộ chứng khoán : Về lý thuyết, ngân hàng thương mại có thể phát hành hộ chứng khoán cho các công ty cổ phần mới thành lập để có vốn hoặc cho các công ty cổ phần đang hoạt động muốn tăng, bổ sung cho vốn, hoặc cho chính phủ. Các

công ty hoặc Chính phủ muốn phát hành chứng khoán có thể nhờ ngân hàng thương mại làm đại lý phát hành và ngân hàng hưởng hoa hồng do người phát hành trả.

+ Kinh doanh trái phiếu: Mới đưa vào hoạt động từ tháng 8/2005, hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT với 13 đối tác là các NHTM và các công ty chứng khoán đã có những kết quả hết sức khả quan. Tính đến hết năm 2005, tổng doanh số giao dịch đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó chiếm phần lớn là hoạt động bán mua lại (chiếm khoảng 2.670 tỷ đồng, tức là khoảng 99%). Do vậy có thể thấy rõ ràng hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT thực chất là hoạt động chiết khấu, tạo thanh khoản cho thị trường.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có tiềm năng phát triển lớn, nhưng chưa được tổ chức thật sự chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa của hình thức kinh doanh này là không bị giới hạn bởi thời gian giao dịch của thị trường chứng khoán tập trung.

Sở dĩ ngân hàng thương mại có khả năng làm được nghiệp vụ này là do ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, có quan hệ quan thuộc và gần gũi với nhiều khách hàng, với sự hiểu biết và năng lực phân tích phán đoán mọi mặt có liên quan đến phát hành chứng khoán hộ… sẽ tiết kiệm được chi phí phát hành.

- Kinh doanh mua bán chứng khoán để kiếm lời:

Mua bán kiếm lời từ những sự thay đổi rất nhỏ trong giá chứng khoán, nhất là những lúc thị trường chứng khoán sôi động, lúc này ngân hàng thương mại đóng vai trò là những thương gia chứng khoán.

Ở thị trường chứng khoán Anh, Mỹ luật pháp phân biệt hai loại người này rất rõ. Một công ty làm dịch vụ môi giới thì không được kinh doanh chứng khoán kiếm lời và ngược lại. Còn ở nước ta, trước đây, theo nghị định số 72/CP năm 1994 của Chính phủ thì chỉ có ngân hàng đầu tư và phát triển phát hành chứng khoán cho chính phủ, thông qua kho bạc hoặc ngân hàng nhà nước. Sau này theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2004 thì cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện nghiệp vụ này.

Tuy nhiên, trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng mới đây, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra quan điểm là ngân hàng thương mại không được mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp nắm giữ cổ phiếu do xử lý nợ hoặc theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn có nguy cơ đổ vỡ. Trong trường hợp nắm giữ cổ phiếu do xử lý nợ, ngân hàng thương mại phải bán số cổ phiếu này trong vòng 06 tháng, kể từ ngày xử lý tài sản bảo đảm là cổ phiếu. Do đó, các ngân hàng sẽ thông qua các công ty con để thực hiện hoạt động này.

Sản phẩm phái sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngân hàng thương mại có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường.

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp về hoạt động của NHTM trên TTCK ở Việt Nam hiện nay. (Trang 32 - 38)