0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 43 -43 )

5. Bố cục của luận văn

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Các câu hỏi đặt ra

Một là, quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở huyện Phổ Yên diễn ra như thế nào?

Hai là, người nông dân Phổ Yên đã chịu những ảnh hưởng như thế nào từ việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn?

Ba là, làm thế nào để giúp các hộ nông dân vùng chịu ảnh hưởng ổn định và nâng cao được đời sống sau khi chịu sự ảnh hưởng của các khu công nghiệp?

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượng khác.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Thu thập thông tin thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực có các khu công nghiệp… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

b. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong xã, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi việc làm của các hộ do ảnh hưởng của các khu công nghiệp. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Việc chọn địa điểm nghiên cứu có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của việc nghiên cứu. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho vùng nghiên cứu chúng tôi căn cứ vào bản đồ đất đai, quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp và các chuyến đi khảo sát.

Đối với bản đồ chúng tôi sử dụng bản đồ quy hoạch đất đai của huyện Phổ Yên thời kỳ 2006 - 2010 tầm nhìn 2015.

Đối với quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, đề tài chọn KCN Nam Phổ Yên làm địa bàn nghiên cứu, chọn xã Trung Thành làm điểm nghiên cứu, bởi toàn bộ không gian KCN nằm trọn trên địa bàn của xã, hơn nữa KCN Nam Phổ Yên về cơ bản đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, còn các KCN khác vẫn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy sự tác động của quá trình thu hồi đất đến đời sống của người dân được thể hiện rõ nét nhất.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Trong tổng số 413 hộ bị thu hồi đất, căn cứ vào tình hình thực tế về loại đất và diện tích thu hồi chúng tôi lấy 382 hộ để làm đối tượng nghiên cứu và chọn ngẫu nhiên 100 hộ làm mẫu điều tra theo các tiêu chí được nêu ra trong phương pháp phân tổ.

* Phương pháp phân tổ điều tra Căn cứ để phân tổ:

- Số lượng diện tích đất bị thu hồi - Loại đất bị thu hồi

Trong tổng số 382 hộ bị thu hồi đất trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chia tổng số 382 hộ bị thu hồi thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Bao gồm các hộ chỉ mất diện tích đất nông nghiệp, trong nhóm này dựa vào số lượng diện tích thu hồi của các hộ nên nhóm này lại được chia thành 2 nhóm nhỏ:

+ Nhóm hộ có diện tích thu hồi < 50% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ

+ Nhóm hộ có diện tích thu hồi  50% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ

- Nhóm 2: Bao gồm các hộ có diện tích thu hồi bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất vườn tạp và đất thổ cư.

Dựa vào các tiêu chí trên, trong tổng số 382 hộ thì nhóm 1 có 336 hộ, nhóm 2 có 46 hộ. Theo danh sách, số hộ lựa chọn để điều tra dựa vào cơ cấu hộ, theo tiêu thức trên thì nhóm 1 sẽ tiến hành điều tra 80 mẫu, nhóm 2 điều tra 20 mẫu.

* Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:

+ Nhóm thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ lực.

+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình thu nhập của hộ.

+ Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp khi hình thành các khu công nghiệp ở địa phương, mong muốn của người nông dân về vấn đề việc làm, đào tạo nghề…

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị…

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình đời sống kinh tế - xã hội của hộ trước và sau khi có khu công nghiệp, và những tác động của khu công nghiệp tới hộ nông dân.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.

Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về sản xuất nông nghiệp.

- Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai

nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra về độ chính xác và sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lí.

1.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp tổng hợp

Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ và xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. c. Phương pháp bình quân Công thức tính số bình quân: X = n X i i

1

Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân… Phương pháp này cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của hộ nông dân.

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá

- Tổng diện tích đất của huyện bị thu hồi bàn giao cho KCN so với tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.

- Giá trị đền bù = Pi x Bi (đơn vị tiền tệ) Trong đó:

Pi là giá đền bù của 1 đơn vị diện tích bị thu hồi ứng với loại (hạng) đất i. Bi là diện tích loại đất thứ i bị thu hồi

- Tỷ lệ sử dụng nguồn kinh phí đền bù

- Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi: là sự so sánh giữa diện tích bị thu hồi với diện tích đất nông nghiệp của hộ.

- Tỷ lệ lao động phục vụ cho các khu công nghiệp

1.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh những ảnh hưởng của các khu công nghiệp tới kinh tế hộ nghiệp tới kinh tế hộ

- Lao động của hộ.

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn. - Cơ cấu lao động theo ngành nghề.

- Số lao động bình quân/ hộ = Tổng lao động/ tổng số hộ.

- Thu nhập bình quân/ hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ tổng số hộ. - Thu nhập bình quân của hộ theo ngành = Tổng thu nhập theo ngành của các hộ/ tổng số hộ.

- Chi phí bình quân hàng năm/hộ = Tổng chi phí của các hộ trong 1 năm/tổng số hộ.

- Điều kiện sống của người dân. - Môi trường sống.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phổ Yên là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý phía Nam giáp huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội, phía Tây giáp thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. Do có vị trí địa lý như vậy nên huyện rất có lợi thế về đường giao thông kể cả đường sắt, đường bộ, đường sông với cảng Đa Phúc và cách sân bay Nội Bài 15km theo đường chim bay.

Với vị trí địa lý trên, huyện Phổ Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một huyện lị trung tâm của tỉnh Thái Nguyên.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 13,8m, điểm cao nhất là 153m, điểm thấp nhất là 8m. Địa hình được chia thành ba vùng

Phía đông và đông bắc: gồm 7 xã và hai thị trấn là vùng ven sông Cầu, có các đồi thấp xen kẽ cánh đồng rộng, đất đai tương đối bằng phẳng.

Phía tây và tây bắc: gồm 4 xã và một thị trấn. Đây là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính.

Do điều kiện địa hình như vậy, kết hợp với điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng đã hình thành 3 vùng đặc trưng:

- Phía đông và đông bắc: sản xuất nông nghiệp với các cây trồng ngắn ngày là chính, kết hợp với chăn nuôi.

- Phía tây và tây bắc: do có điều kiện về diện tích đồi núi, cho nên khu vực này có điều kiện trồng trọt cây dài ngày, cây lâm nghiệp.

- Phía nam: địa hình trũng, thường chịu ảnh hưởng của những trận úng vào mùa mưa, vùng này sản xuất những loại cây ngắn ngày, đặc biệt là rau và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

2.1.1.3. Đặc điểm điều kiện đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Phổ Yên tính đến thời điểm 2008 là 25.667,63 ha, đất đai trên địa bàn toàn huyện tương đối đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau như: đất pha cát, đất phù sa, đất feralit nâu vàng, đất phù sa feralit… kết hợp giữa sự đa dạng về đất đai và khí hậu là điều kiện thuận lợi để huyện Phổ Yên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảng 2.1: Tình hình biến động đất đai của huyện Phổ Yên năm 2006 - 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 2007/2006 2008/2007 BQ 2006-2008 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN ha 25.667,63 100,00 25.667,63 100,00 25.667,63 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp ha 20,326.96 79.19 19,955.35 77.75 19,910.44 77.57 98.17 99.77 98.97

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp ha 12,634.34 62.16 12,308.74 61.68 12,267.47 61.61 97,42 99.67 98.54 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm ha 8,216.16 65.03 8,159.72 66.29 8,120.08 66.19 99.31 99.51 99.41 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm ha 4,418.18 34.97 4,149.02 33.71 4,147.39 33.81 93.91 99.96 96.94 1.2. Đất lâm nghiệp ha 7,367 36.24 7,325.73 36.71 7,322.42 36.78 99.44 99.95 99.70 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 325.62 1.60 320.88 1.61 320.55 1.61 98.54 99.90 99.22

2. Đất phi nông nghiệp ha 5,032.20 19.61 5,408.17 21.07 5,453.20 21.25 107.47 100.83 104.15

2.1. Đất ở ha 787.63 15.65 949.77 17.56 960.65 17.62 120.59 101.15 110.87 2.1.1. Đất ở tại nông thôn ha 726.11 92.19 887.18 93.41 892.24 92.88 122.18 100.57 111.38 2.1.2. Đất ở tại đô thị ha 61.52 7.81 62.59 6.59 68.41 7.12 101.74 109.30 105.52 2.2. Đất chuyên dùng ha 2,635.70 52.38 2,848.21 52.66 2,882.43 52.85 108.06 101.20 104.63 2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng ha 2,04 0.04 2.04 0.04 2.04 0,04 100 100 100 2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 143.62 2.85 142.86 2.64 142.86 2.62 99.47 100 99.74 2.5. Đất sông suối và MNCD ha 1,443.64 28.69 1,445.72 26.74 1445.65 26.51 100.14 99.99 100.07 2.6. Đất phi nông nghiệp khác ha 19.57 0,39 19.57 0,36 19.57 0.36 100 100 100

3. Đất chƣa sử dụng ha 308.47 1.20 304.11 1.18 303.99 1.18 98.59 99.96 99.28

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phổ Yên

79.19 19.61 1.2 77.75 21.07 1.18 77.57 21.25 1.18 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ (%) 2006 2007 2008 Năm

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất đai của huyện Phổ Yên năm 2006 - 2008

Qua bảng và biểu đồ 2.1 cho thấy diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua 3 năm (bình quân giảm 1,03%). Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp chiếm 61,61%, bình quân 2006 - 2008 đất sản xuất nông nghiệp giảm 1,46%; đất lâm nghiệp chiếm 36,78%, đất lâm nghiệp giảm bình quân 0,3%; đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 1,61%, giảm bình quân 2006 - 2008 là 0,78%. Đây là dấu hiệu tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại đất khác trong tổng thể thì loại đất này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao vì hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 5.453,20 ha, chiếm 21,25% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, bình quân 2006 - 2008 tăng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 43 -43 )

×