Hình 2.2.1.1: Biểu đồ VN -INDEX từ tháng 6/2006 đến tháng 3/2008 8/2004 đến tháng 3/2008

Một phần của tài liệu Công cụ phòng ngừa cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 70)

SSI, VPL, ICF, HRC, TTP, STB, CLC, DRC, SJD, FPC, KHA, VSH, PVD, DMC, AGF, HBC, SSC, SAM, GMD, VIS. TSSL biến động 2% thì làm sao bù đắp mức được trong khi đó

mức rủi ro lên đến 40,51% (BF1), 56,44% (CLC), 68,39%(STB), 78,51% (VIS), 82,86%

Một số cổ phiếu dao động trong khoảng từ -2% đến -27%/tháng, vậy mà độ lệch chuẩn cũng

khá cao. Với những gì học được về mối liên hệ giữa TSSL và độ lệch chuẩn thì người ta chỉ

chấp nhận một mức rủi ro cao khi nhận được một TSSL trong đó có phần bù rủi ro bù đắp cho

rủi ro tăng lên. Trong khi đó các cổ phiếu như: DCT, HMC, BHS, DHG, VIC, VIP, PGC,

TMC, VNE, FPT, TDH, TNC, TRC, ANV, PF1, GIL, HPG, DPM, DPR, HT1, VTO, DCC, TPC, PVT có tỷ suất sinh lợi âm như PVT (-26,81%/tháng) mà độ lệch chuẩn cũng lên tới

71,15%.

Còn về các cổ phiếu có TSSL trên 2%/tháng nhưng độ lệch chuẩn cũng cao như các cổ phiếu

có tỷ suất sinh lợi âm. Chẳng hạn như: VNM: TSSL 3,5%/tháng, độ lệch chuẩn tới 51,45%/tháng; KDC: TSSL 3,99%, độ lệch chuẩn 60,54%/tháng; PPC: TSSL 2,3%, độ lệch

chuẩn tới 81,17% và thậm chí SJS TSSL chỉ 6,84%/tháng mà độ lệch chuẩn lên tới 107,22%.

Chỉ tiêu độ lệch chuẩn của TSSL từng cổ phiếu theo bảng số liệu trên một lần nữa cho thấy

TTCKVN vốn rất bất ổn. Hơn ai hết các nhà đầu tư cần có một công cụ tự bảo vệ riêng cho mình. Có thể nói quyền chọn cổ phiếu là công cụ không thể thiếu trong TTCK.

Tuy TTCK vốn bất động nhưng các cổ phiếu để có thể giao dịch quyền chọn được cần thoả

mãn những điều kiện của sở giao dịch chứng khoán.

2.3. Những bất cập còn tồn tại

TTCKVN ra đời và phát triển chỉ mới được hơn 7 năm nên hiện nay còn tồn tại khá nhiều bất

cập chưa được giải quyết, những bất cập này làm cho thị trường mang đầy rủi ro, phát triển

không bền vững và ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra đời của thị trường quyền chọn chứng

khoán Việt Nam. Có thể dẫn chứng ra những bất cập của TTCKVN hiện nay:  Phát triển quá nóng và thiếu vững chắc.

Hơn 90% số nhà đầu tư chứng khoán là các cá nhân, chiếm hơn 70% lượng cổ phiếu giao

dịch. Số đông các nhà đầu tư này còn thiếu kiến thức căn bản và hệ thống về đầu tư chứng khoán, chưa nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Hành vi của họ chịu ảnh hưởng rất nặng "tâm lý

số đông", tính tự phát cao, dễ làm cho thị trường biến động khó lường, đặt thị trường trước nguy cơ chịu rủi ro cao.

 Hệ thống luật chứng khoán còn thiếu và yếu

Nhìn tổng thể, khuôn khổ luật pháp bảo đảm cho sự vận hành hiệu quả của thị trường chứng

khoán hiện nay còn thiếu và yếu. Trong hoạt động thực tế, tinh thần tuân thủ luật pháp và đạo đức kinh doanh - hai phẩm chất bắt buộc đối với các nhà kinh doanh chứng khoán - đến nay

nghiêm ngặt, đòi hỏi mang tính nguyên tắc đối với mọi TTCK, vẫn chưa được thiết lập và vận hành theo đúng nghĩa ở nước ta. Như kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, đây chính là những điểm yếu sinh tử, nhất là đối với một thị trường mới ra đời.

 Thị trường thiếu tính công khai, công bằng và minh bạch.

Các thông tin giao dịch nội gián đang ngày càng nở rộ tại các Trung tâm giao dịch chứng

khoán. Hiện nay, các công ty niêm yết và đăng ký giao dịch không được công bố thông tin

rộng rãi trong cùng một lúc, tất cả đều phải gửi thông tin cho Trung tâm giao dịch chứng khoán. Theo phương thức đó thông tin phải thông qua một khâu trung gian trước khi được

công bố rộng rãi, chính cơ chế này tạo điều kiện cho thông tin nội gián phát triển mạnh trong

thời gian qua.

Một thủ thuật nữa mà nhiều công ty đã sử dụng là thông tin bất thường, thông tin không minh

bạch. Các số liệu sổ sách không chính xác, không kịp thời. Nhiều nhà đầu tư rất muốn có đủ

thông tin về sản xuất kinh doanh, về thực trạng tài chính, về triển vọng phát triển doanh

nghiệp mà họ sở hữu cổ phiếu. Song sự mong muốn đó hoàn toàn không được đáp lại. Họ

hoàn toàn bị động và gặp rủi ro cao hơn.

 Sự can thiệp quá mức của chính phủ vào thị trường chứng khoán

Việc SCIC có quyền quá rộng trong việc mua cổ phiếu cũng tạo ra một khoảng trống cho sự

thiên vị của SCIC với một số công ty nhất định. Nguy cơ này càng lớn khi SCIC được phép

giữ bí mật về danh mục các cổ phiếu được mua, số lượng tiền bỏ ra để mua, thời gian mua v.v.

Từ đây, giá cổ phiếu thay vì phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, lại phản ánh doanh

nghiệp nào được chính quyền “ưu ái” bảo kê (bail out) mỗi khi gặp khó khăn. Các doanh

nghiệp được “bảo kê” sẽ càng tự do hơn trong các khoản đầu tư của mình, vì biết “tội vạ đâu đã có SCIC gánh đỡ”.

Việc can thiệp vào TTCK sẽ khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về quan niệm thị trường của Chính phủ. Nếu như thị trường chứng khoán, nơi thông tin đầy đủ nhất, người mua

bán hiểu biết và linh hoạt nhất mà còn cần điều khiển, thì tất cả các thị trường khác đều cần có

sự can thiệp vào giá của Nhà nước! Hành động mà các nước phát triển coi như một cấm kị này có thể được diễn giải là một bằng chứng rằng Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế thị trường. Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam trong các vụ kiện bán phá

giá, vốn đang là rào chắn ghê gớm cho việc thâm nhập các thị trường phát triển.  Thị trường dễ dàng bị chi phối

TTCK đã phát triển với quy mô ngày càng lớn. Những nhà đầu tư nhỏ không thể tác động vào thị trường, kinh doanh nhờ may rủi đã phải nhường chỗ cho các đại gia mỗi lần khớp lệnh lên tới hàng chục tỷ đồng làm thay đổi cung cầu cổ phiếu của một công ty. Hiện nay các đại gia

này phần lớn là các nhà đầu tư nước ngoài, họ để mắt tới cổ phiếu của công ty nào thì cổ phiếu

của công ty đó tăng giá. Song các nhà đầu tư này chưa sẵn sàng vì lợi tức cổ phiếu mang lại

thấp. Thực tế trong thời gian qua họ mới chuyển từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác, tìm cơ

hội rút vốn cho đỡ thua thiệt.

Nạn đầu cơ chứng khoán. Thực tế vừa qua trên TTCKVN những nhà đầu tư chân chính rất ít

mà phần lớn là những nhà buôn chứng khoán. Họ có ít kiến thức về thị trường, về quản trị

kinh doanh. Họ lao vào chứng khoán do thấy đã có nhiều người phất to từ thị trường này. Họ

mua chứng khoán không vì mục tiêu đầu tư và hưởng cổ tức từ lợi nhuận của doanh nghiệp

mà họ đầu cơ chứng khoán, mua đi bán lại hưởng chênh lệch giá. Chứng khoán đối với họ là một trò chơi như chơi xổ số, chơi hụi. Do vậy đã làm nhu cầu chứng khoán tăng lên giả tạo.  Quan niệm sai lầm Cung-Cầu chứng khoán

Dường như có một sai lầm cơ bản nhưng phổ biến của nhiều nhà đầu tư Việt Nam và cả của

nhà quản lý (cụ thể là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) là áp dụng “quy luật” cung cầu cho

TTCKVN. Khái niệm “cầu” của hàng hoá thông thường được xây dựng dựa trên ích lợi mà chúng mang lại cho người tiêu dùng: Đứng trước một chiếc xe máy, mỗi người sẽ tính xem

mình đỡ được bao nhiêu thời gian và sức lực dành cho việc đi lại. Nhu cầu tiêu dùng xe máy của mỗi người là tự thân và ổn định, mặc dù ích lợi thu được với từng người là khác nhau. Mỗi người sẽ chỉ mua xe máy nếu phần tiết kiệm thời gian và sức lực lớn hơn số tiền mà anh ta phải bỏ ra. Với mỗi mức giá, sẽ có một số người thấy đáng mua và một số người không. Giá

càng rẻ thì càng nhiều người thấy đáng mua. Khi xe máy đi nhanh hơn, tiện lợi hơn thì nhiều người muốn mua hơn (cầu tăng).

Ngược lại, người mua và bán chứng khoán không có ích lợi tự thân nào từ “tiêu dùng” cổ

phiếu (vì thế, “cầu” cổ phiếu theo đúng nghĩa là bằng không). Lý thuyết cung cầu không áp

dụng được cho chứng khoán.

Thay vì cung cầu, lợi nhuận kì vọng chính là quy luật vận hành của TTCK. Nhà đầu tư cổ

phiếu chỉ có một quan tâm duy nhất, là làm sao số tiền thu về từ cổ phiếu (cổ tức và giá bán lại) lớn hơn số tiền mua. Mỗi người chỉ mua cổ phiếu khi tin rằng giá hiện tại của nó nhỏ hơn

thu nhập kì vọng (giá cổ phiếu cộng với cổ tức) (tức là giá cổ phiếu đang “rẻ”), và bán ra trong

TTCK. Khi số người tin rằng cổ phiếu đang “đắt” nhiều hơn số người cho rằng cổ phiếu đang

“rẻ” thì giá cổ phiếu đi xuống, và ngược lại. Nếu không bị giới hạn về thanh khoản, việc có

thêm nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp mới trên thị trường chứng khoán sẽ không thể ảnh hưởng đến giá trị của các cổ phiếu của các doanh nghiệp khác, bởi vì mỗi loại cổ phiếu đều có

thu nhập kì vọng riêng của nó, không liên quan nhiều đến các cổ phiếu của doanh nghiệp khác.  Thị trường phụ thuộc vào các công ty có giá trị vốn hóa lớn

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, do quy mô của TTCKVN còn nhỏ, cơ chế hoạt động chưa thật sự hoàn chỉnh nên những diễn biến trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào những công

ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn. Lúc thị trường mới thành lập, chỉ số VN-Index phụ thuộc

vào giá trị cổ phiếu SAM, REE. Hiện nay, việc biến động các cổ phiếu như FPT, VNM, STB

lại dẫn đến sự biến động của thị trường.

Việc phân tích kỹ thuật hay phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như sử dụng

những mô hình định lượng khác trong việc phân tích và dự báo giá cổ phiếu trở nên không hữu ích đối với các nhà đầu tư riêng lẻ.

Thực tế thời gian qua cho thấy, câu hỏi: “Tại sao giá cổ phiếu tăng hay giảm một cách đột

ngột trong khi tình hình kinh doanh của chính công ty đó chẳng có gì đột biến?” được các nhà

đầu tư quan tâm, nhưng ít khi họ biết đến thực chất của vấn đề vì họ không nắm được thông

tin từ thị trường.

Việc biến động của thị trường chứng khoán thời gian qua không phản ánh tình hình kinh tế.

Chỉ số VN-Index biến động, tăng cao rồi giảm mạnh và lại tăng cao, dù nền kinh tế vẫn tiếp

tục tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát...  Hệ thống giao dịch chưa hoàn thiện

Hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán gồm năm thành phần quan trọng cùng tương

tác, phụ thuộc và ảnh hưởng với nhau. Đó là:

(i) Hệ thống thanh toán, lưu ký và bù trừ chứng khoán.

(ii) Hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán.

(iii) Hệ thống thông tin giao dịch tại công ty chứng khoán.

(iv) Hạ tầng truyền thông kết nối giữa các bên tham gia thị trường chứng khoán.

(v) Hệ thống giám sát và công bố thông tin của sở giao dịch chứng khoán.

Điều quan trọng nhất của TTCKVN hiện nay là hệ thống giao dịch chưa hoàn thiện, mà cụ thể

là hệ thống thanh toán, lưu ký và bù trừ chứng khoán. Tất cả thông tin khách hàng, lưu ký, thanh toán và bù trừ chứng khoán cho công ty niêm yết, hoặc chưa niêm yết, khách hàng của

các công ty chứng khoán đều nằm ở đây. Các công ty chứng khoán chỉ là các thành viên của

hệ thống thông tin này mà thôi. Chính vì sự yếu kém mà thời gian thanh toán chưa thể giảm từ

T+3 xuống T+1. Việc rút ngắn thời gian thanh toán sẽ giúp tăng cung cầu chứng khoán trên thị trường và việc phân tích, dự báo giá chứng khoán (bằng phương pháp phân tích kỹ thuật) sẽ có

khả năng chính xáchơn. Điều đó sẽ giúp nhà đầu tư tự bảo vệ mình hơn là những cảnh báo từ các nhà điều hành thị trường.

Với mô hình hiện tại của TTCKVN, các công ty chứng khoán phải chuyển lệnh vào cho các

đại diện giao dịch tại sàn, trước khi lệnh được chuyển vào hệ thống giao dịch của Trung tâm

Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Với cơ chế khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư lại luôn có xu hướng tranh mua, tranh bán vào thời điểm khớp lệnh, khiến nhiều lúc các đại diện

giao dịch không thể nhập lệnh vào hệ thống kịp lúc. Tất cả các vấn đề trên làm cho các nhà

đầu tư khó dự đoán được diễn biến thị trường trước khi quyết định đầu tư.

2.4 Thị trường quyền chọn Việt Nam

2.4.1 Thị trường quyền chọn vàng

Được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 15/12/2004, Ngân hàng TMCP Á Châu chính thức cho ra đời một sản phẩm hay công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng: quyền chọn vàng.

Thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép cá nhân và tổ chức mua quyền chọn

mua hoặc mua quyền chọn bán. Tuy nhiên, khách hàng có thể bán lại hợp đồng Quyền chọn đã mua trước đó với ngân hàng. Nếu thực sự có nhu cầu mua quyền chọn vàng, khách hàng cần trực tiếp đến ngân hàng để được thông báo phí và các điều kiện khác chính xác bằng văn

bản trước khi ký hợp đồng. Mức phí được tính toán dựa trên nhiều tham số: giá giao ngay tại

thời điểm giao dịch, giá thực hiện hợp đồng quyền chọn, thời hạn hợp đồng, chênh lệch lãi suất của vàng và VNĐ, độ biến động của giá vàng… Quá trình giao dịch cũng tương tự như

giao dịch quyền chọn tiền tệ

Quy mô giao dịch

Quy mô giao dịch của một hợp đồng Quyền chọn giữa ACB với khách hàng tối thiểu là 100

lượng vàng, tối đa là 5.000 lượng vàng đối với cá nhân và 10.000 lượng đối với các tổ chức.

Thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn vàng giữa ACB với khách hàng tối thiểu 2

tuần, tối đa là 3 tháng.

Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể yêu cầu thực hiện hợp đồng có giao nhận vàng thực tế

Ngân hàng sẽ thực hiện chi trả khoản tiền chênh lệch giá dựa trên giá vàng do ACB niêm yết

hai chiều (gồm giá mua và giá bán) tại thời điểm đáo hạn hợp đồng để bù trừ giao dịch vàng cho khách hàng. Khách hàng có thể yêu cầu bán lại hợp đồng quyền chọn trước hạn. Khi đó

ngân hàng sẽ tính toán mức trả phí cho khách hàng.

Sản phẩm quyền chọn vàng sẽ giúp khách hàng có thêm một công cụ tài chính hữu hiệu để

quản lý tài sản của mình một cách linh hoạt và hiệu quả. Được biết sau khi Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam cho phép triển khai dịch vụ này, ACB đã giao dịch với khách hàng về quyền

chọn vàng với khối lượng 20 tấn vàng chỉ trong 6 tháng qua.

Đến ngày 02/07/2005 Ngân hàng Eximbank cho ra đời sản phẩm: quyền chọn vàng. Ra đời

cũng được hơn 4 năm nhưng thật sự các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công cụ này rất ít. Và đến thời điểm này chỉ có 2 Ngân hàng cung cấp sản phẩm quyền chọn vàng.

2.4.2 Thị trường quyền chọn ngoại tệ

Ở Việt nam, các nghiệp vụ phái sinh mới bắt đầu được sử dùng từ đầu những năm 2000. Tuy

nhiên, các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ. Ngày 12/2/2003 Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) chấp nhận đề nghị thí điểm nghiệp vụ quyền chọn trong kinh

doanh ngoại hối của Eximbank, tiếp theo là đến BIDV, kế tiếp là Agribank được thực hiện

nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ đối với khách hàng.

Nghiệp vụ này được áp dụng với các ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, vốn tự có

ít nhất 200 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh ngoại tệ có lãi trong năm gần nhất; doanh số mua

Một phần của tài liệu Công cụ phòng ngừa cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)