Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 62)

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ

1. Các kết quả đạt được

1.1. Thu hút FDI

 Quy mô vốn FDI

Trong giai đoạn 2001-2007, tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc thu hút các dự án FDI vào địa bàn tỉnh. Tổng vốn đăng ký giai đoạn này là 353,34

triệu USD, chiếm 27,24% tổng vốn đầu tư của cả tỉnh, đã và đang trở thành nguồn bổ sung vốn quan trọng cho nền kinh tế. Tổng số dự án là 76 dự án, trong đó đã xuất hiện một số dự án lớn như dự án kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và khu đô thị dịch vụ của Hàn Quốc với số vốn đầu tư là 43,10 triệu USD. Hiện nay, so với cả nước, Phú Thọ xếp thứ 22 về thu hút đầu tư FDI và dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc.

Biểu I.18: So sánh quy mô FDI của Phú Thọ với Bắc Ninh giai đoạn 2001-2007

(Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Báo cáo tổng kết, đánh giá 20 năm hoạt động ĐTNN tại Phú Thọ - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ năm 2007

Quy mô thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhìn chung là tăng lên qua các năm. Trong khi năm 2001 mới chỉ thu hút được 1 dự án với vốn đăng ký là 5,00 triệu USD thì sang năm 2007 đã có 15 dự án đăng ký với lượng vốn là 67,71 triệu USD. Đặc biệt năm 2003 thu hút được tới 21 dự án với tổng số vốn là 143,27 triệu USD. Qua biểu I.18, chúng ta thấy trong hầu hết các năm từ 2001 đến 2007, FDI đăng ký của Phú Thọ đều vượt trội so với Bắc Ninh. Đặc biệt trong năm 2003, lượng FDI đăng ký của Phú Thọ gấp 14 lần FDI đăng ký tại Bắc Ninh. Trong 2 năm 2005 và 2006, FDI của Phú Thọ suy giảm mạnh

và để Bắc Ninh vượt qua. Tuy nhiên, sang năm 2007, FDI của Phú Thọ lại tăng mạnh và vượt qua Bắc Ninh. Xét trong cả giai đoạn, lượng FDI đăng ký của Phú Thọ lớn gấp 2,26 lần lượng FDI đăng ký của Bắc Ninh.

Nhìn chung các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút phù hợp với quy hoạch và định hướng đầu tư của tỉnh. Việc cấp giấy phép đầu tư đã hướng tập trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tận dụng các quỹ đất theo quy hoạch ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; có chú trọng đến các địa bàn theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Việc quản lý trước và sau khi cấp giấy phép đầu tư nói chung chặt chẽ, có sự theo dõi thường xuyên, tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện dự án.

 Cơ cấu vốn FDI

Theo hình thức đầu tư: Phú Thọ đang đạt được sự cân bằng giữa hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các dự án liên doanh giữa đối tác nước ngoài và doanh nghiệp trong tỉnh đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và tập trung vào các dự án tương đối lớn.

Theo đối tác đầu tư: Phú Thọ đã và đang tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư ở khu vực Đông Á, được biết đến như là một địa điểm đầu tư an toàn với nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo và chi phắ nhân công rẻ so với các địa phương khác ở khu vực phắa Bắc. Đặc biệt là Hàn Quốc đã có 63 dự án, chiếm 82,89% và số vốn lên tới 321,98 triệu USD chứng tỏ Phú Thọ đã tạo ra được các ấn tượng sâu đậm đối với các nhà đầu tư đến từ quốc gia này.

Theo địa bàn đầu tư: Thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh đã nổi lên như là những địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn nhờ lợi thế về cơ sở hạ tầng và vị trắ địa lý thuận lợi. Khu công nghiệp Thụy Vân (thành phố Việt Trì) và Cụm công nghiệp Đồng Lạng (huyện Phù Ninh) đã thu hút được nhiều dự án, nhờ các chắnh sách ưu đãi của tỉnh đối với các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào các KCN-CCN.

Theo ngành, lĩnh vực: Trong giai đoạn 2001-2007, năm nào Phú Thọ cũng thu hút được các dự án đầu tư lớn vào ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp trong 7 năm đã có 60 dự án, chiếm 78,96% tổng số dự án với số vốn đăng ký là 275,25 triệu USD, chiếm

77,90% tổng số vốn FDI, đã góp phần lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH.

1.2. Triển khai các dự án FDI

 Mức độ hoàn thành công việc

Các dự án nhóm 1, tức đã đi vào sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, đa số đều là các dự án lớn, đã chiếm tỷ trọng lớn nhất về lượng vốn đầu tư với 131,12 triệu USD (37,11%). Tổng số các dự án có thể triển khai thuận lợi là 60 dự án, chiếm tỷ lệ cao là 78,95%. Các dự án này khi đi vào hoạt động đã góp phần đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm, nâng cao trình độ công nghệ, quản lý sản xuất, khả năng cạnh tranh hội nhập của tỉnh, tạo ra thêm nhiều năng lực sản xuất mới.

 Tình hình thực hiện vốn đầu tư

Giai đoạn 2001-2007 là giai đoạn mà các dự án FDI tại Phú Thọ đạt tỷ lệ giải ngân khá cao, đạt mức 57,58% so với mức bình quân của cả nước là 42,44%. Năm 2003, lượng FDI thực hiện là 118,22 triệu USD, tỷ lệ thực hiện lên tới 82,51%.

 Hoạt động của doanh nghiệp FDI

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cơ bản đã đảm bảo đúng pháp luật, sản xuất ổn định, có đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Hầu hết các doanh nghiệp triển khai dự án đã đảm bảo mức vốn đầu tư đăng ký; vốn đầu tư chủ yếu là do các doanh nghiệp tự có ; hệ số sử dụng đất cao, thu hút nhiều lao động và đảm bảo mức thu nhập cho họ.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w