Phân tích kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm (Trang 47 - 64)

III. Đánh giá tình hình phân tích dự án đầu tư″ xâydựng cơ sở hạ tầng Cụm

2.4.Phân tích kinh tế xã hội

2. Hoàn thiện nội dung phân tích dự án

2.4.Phân tích kinh tế xã hội

2.4.1. Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư:

Sau khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động hàng năm sẽ cung cấp cho xã hội các hàng loạt các sản phẩm hàng hoá tạo điều kiện phát triển kinh tế của Thành phố cũng như toàn khu vực. Mặt khác, dự án tăng thêm nguồn thu cho ngân sách của nhà nước và địa phương hàng năm.Ngoài lợi nhuận thu được từ dự án ngân sách của địa phương còn thu được qua việc thu thuế từ các dịch vụ thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, thuế VAT, thuế thu nhập

doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và kinh doanh của các đơn vị trong cụm khu công nghiệp. Các ngành kỹ thuật chuyên ngành như điên, nước, môi trường còn thu khoản phí đáng kể từ việc kinh doanh cấp điện, nước, thu gom phế thải công nghiêp. Ngoài ra, cụm công nghiệp thu hút được hàng ngàn nông dân trong xã và các vùng phụ cận có thu nhập ổn định, tạo điều kiện phân công lại lao động trong công nghiệp ở nông thôn.

2.4.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xem xét ở tầm vĩ mô

2.4.2.1. Chỉ tiêu số lao động có việc làm

Tổng số lao động dự kiến:

- Quản lý bậc cao: 84 người chiếm 5% tổng số lao động - Quản lý bậc trung: 253 người chiếm 15% tổng số lao động - Công nhân kỹ thuật: 598 người chiếm 35% tổng số lao động

- Công nhân lao động phổ thông: 759 người chiếm 45% tổng số lao động

Như vậy, số chỗ làm việc tăng thêm do thực hiện dự án là 1.685 người

BẢNG 23: Số lượng lao động

TT Loại xí nghiệp công nghiệp Diện tích Tiêu chuẩn (người/ha) động(ngưới)Số lao 1 Công nghiệp thủ công mỹ

nghệ, hàng tiêu dùng

2.36 153 361

2 Công nghiệp chế biến nông lâm sản

1.2 125 150

3 Công nghiệp điện tử 1.85 200 370

4 Công nghiệp lắp ráp cơ khí 1.95 128 250

5 Công nghiệp mỹ phẩm, hàng tiêu dùng

2.11 100 211

6 Lao động dịch vụ tại khu công nghiệp

1.45 40 58

7 Công nghiệp sản xuất đồ nhựa, vật liêu xây dựng

2.37 120 285

Tổng cộng 1.685

2.4.2.2. Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư

Toàn bộ số lao động có việc làm LT trên một đơn vị vốn đầu tư IVT được tính như sau:

IT =LT/IVT

Trong đó:

Tổng số lao động:1685

Tổng vốn đầu tư: 81.090,8629 triệu đồng

IT=0,0207 tức là cứ mỗi tỷ đồng vốn đầu tư trực tiếp cho dự án có thể tạo thêm công ăn việc làm mới cho 20 lao động mới cho xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Đánh giá tình hình phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cụm công nghiệp Từ Liêm tại Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp

tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm.

1. Những kết quả đạt được của công tác phân tích dự ánxây dựng cơ sở

hạ tầng Cụm công nghiệp Từ Liêm tại Ban quản lý dự án Cụm công

nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm.

1.1. Về phương pháp

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình lập dự án nhằm thực hiện các công việc hoặc các nội dung được đề ra trong dự án. Chính vì vậy, việc sử dụng các phương pháp để lập dự án là rất quan trọng. Nhận thức được vai trò đó, những cán bộ lập dự án″ xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Từ Liêm″ đã sử dụng các phương pháp sau vào lập dự án như phương pháp cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin, dự báo, dự toán, phân tích các dữ liệu. Chính vì vậy, nội dung của dự án là hầu như rất đầy đủ. Cán bộ lập dự án đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu như thu thập dữ liệu thông qua con số để xác định số lượng chính xác các doanh nghiệp đăng ký vào khu công nghiệp. Phương pháp này tiết kiệm được chi phí và tương đối thuận tiện. Tuy nhiên, mức độ chính xác và độ phù hợp không cao. Chính vì vậy, yêu cầu chung là các tài liệu, thông tin thu thập được cần phải có tính hệ thống, độ dài thời gian đủ lớn, đủ đảm bảo độ chính xác khi nghiên cứu và dự báo. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, đánh

giá cũng đã được sử dụng trong công tác lập dự án. Dự án đã phân tích và chỉ ra được hai chỉ tiêu quan trọng nhất là NPV và IRR. Chỉ tiêu NPV phản ánh quy mô lãi lỗ của dự án tính chuyển về thời điểm hiện tại, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự án đầu tư.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ(IRR), chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó lợi nhuận của dự án = 0 (NPV = 0) hay mức lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí bằng giá trị hiện tại của doanh thu.

1.2. Nội dung phân tích dự án

1.2.1. Về phân tích kỹ thuật:

Do đây là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nên nội dung phân tích kỹ thuật đóng vai trò quan trọng.Nhận thấy được tầm quan trọng đó nên các nội dung phân tích kỹ thuật đã được nêu rõ ràng và phân tích rất kỹ lưỡng.Dự án đã được phân tích và chi tiết rất rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thực hiện khi đi vào thi công.

Trong khâu phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng,dự án đều đã phân tích kỹ các điều kiên về mặt tự nhiên cũng như về mặt xã hội. Ngoài ra, dự án cũng đã sử dụng các phương pháp so sánh để đối chiếu lựa chọn phương án công nghệ tối ưu. Một điểm đáng chú ý là, dự án cũng đã có những phân tích và đưa ra những dự báo của các tác động môi trường khi thực hiện dự án và từ đó có những giả pháp cụ thể để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực.

Về quản lý tiến độ và lịch trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã sử dụng sơ đồ Gantt, xác định rất rõ ràng trình tự và thời gian cần thiết để thực hiện dự án.

1.2.2. Về phân tích tài chính

Đối với phương pháp tính, hầu như tất cả các chỉ tiêu được tính toán bằng những phương pháp rất phù hợp. Tổng vốn đầu tư được tính dựa vào những quy định của Nhà Nước và dựa vào thiết kế, dựa vào kết quả phân tích kỹ thuật, căn cứ vào phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật được lựa chọn để từ đó xác định được chính xác tổng mức đầu tư

Dự án đã tính toán được chi tiết và đầy đủ các khoản chi phí cần cho việc xây dựng.Các đơn giá đều được xác định theo đúng quy định của nhà nước

Dự án đã phân tích và trình bày rất đầy đủ các khoản chi phí xây dựng.Mặt khác, trong quá trình phân tích, dự án cũng đã đưa chi phí dự phòng vào như một khoản chi phí đầu tư với tỷ lệ hợp lý đảm bảo cho việc thực hiện dự án đạt kết quả tốt nếu xảy ra các biến cố bất ngờ.

Dự án cũng đã đề cập và phân tích các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR và cho thấy đây là một dự án mang tính khả thi cao.

1.2.3. Về phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

Dự án đã phân tích được những lợi ích kinh tế xã hội khi thực hiện dự án. Đây là một dự án mang tính xã hội cao. Phần lớn lợi ích đem lại từ kết quả của dự án sẽ đóng góp một phần ngân sách rất lớn cho nhà nước. Dự án cũng đã phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế xã hội như số lao động có việc làm, số lao động có việc làm trên vốn đầu tư...

2. Một số tồn tại và nguyên nhân

2.1. Tồn tại

Có thể thấy, trong công tác phân tích dự án, dự án này còn có một số những tồn tại cần khắc phục.Nhiều chỉ tiêu trong khi phân tích tài chính, dự án vẫn chưa đề cập đến. Như chỉ tiêu lợi ích trên chi phí, chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn, ... Đây là những chỉ tiêu cũng rất quan trọng nhưng không thấy dự án đề cập đến. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội còn sơ sài, Ngoài ra, việc xác định tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng các xí nghiệp sản xuất kinh doanh là còn rất hạn chế, chính vì vậy dẫn đến việc dự báo khoản tiền thu được từ hoạt động này có độ chính xác chưa cao.

Không chỉ có thế dự án còn không phân tích độ nhạy của dự án. Việc phân tích độ nhạy của dự án đóng vai trò quan trọng. Bởi vì bao giờ một dự án cũng tiềm ẩn những rủi ro. Một khi một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác và ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án. Trong thời gian thực hiện đầu tư và vận hành kết được đào tạo chuyên nghiệp

Việc thu thập thông tin còn hạn chế. Trong quá trình phân tích thì thông tin có một vai trò quan trọng. Nhiều khi do không xác định được chính xác số lượng các doanh nghiệp sẽ đăng ký vào cụm công nghiệp nên việc tính toán các chỉ tiêu chỉ mang tính tương đối .Mặt khác khi tính toán các khoản chi phí hàng năm, trong thực tế mỗi năm chi phí sẽ là khác nhau nhưng dự án đã coi như các khoản chi phí này là không thay đổi trong từng năm nên việc tính toán các dòng tiền là chưa xác thực. Điều này có thể cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong việc phân tích dự án. Các phương pháp ap dụng để phân tích còn rất đơn giản.

Trang thiết bị phục vụ tính toàn còn đơn giản nên độ chính xác chưa cao. Trong việc phân tích dự án, đặc biệt là phân tích tình hình tài chính. Nếu như có các trang thiết bị khác hỗ trợ thì việc tính toán sẽ rất chính xác và hiệu quả cao.Trong lĩnh vực đầu tư có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tính toán và cơ sở dữ liệu rất tốt nhưng Ban vẫn chưa có chính sách với vấn đề này thể hiện ở chỗ quản lý dự án, tính toán tiến độ vẫn dùng các bản vẽ tính toán qua EXCEL mà chưa dùng đến các chương trình quản lý hiệu quả như Microsotf Project rất hiệu quả trong việc sắp xếp công tác.

2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất là về yếu tố con người. Nhân tố con người có ý nghĩa quan trọng với việ tính các chỉ tiêu trong phân tích tài chính. Tuy nhiên các cán bộ dự án khi lập và phân tích dự án này còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động này. Mặt khác nhiều cán bộ không thuộc đúng chuyên ngành kinh tế đầu tư.

Thứ hai là yếu tố thông tin. Do việc thu thập thông tin chưa được sát thực, nên kết quả tính toán không sát với thực tế nhiều. Mặt khác việc cập nhật các văn bản cũng chưa được nhanh nhạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba là cán bộ dự án chưa sử dụng những phương pháp, các phương tiện trợ giúp để tiến hành việc lập và phân tích dự án có hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực đầu tư có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tính toán và cơ sở dữ liệu rất tốt nhưng các cán bộ dự án chưa khai thác hết được hiệu quả của những công cụ

nay mà vẫn dùng các bản vẽ tính toán qua EXCEL mà chưa dùng đến các chương trình quản lý hiệu quả như Microsoft Project rất hiệu quả.

Thứ tư Chưa có những biện pháp sắc bén và hữu hiệu để phát huy năng lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác của cán bộ đối với công việc của mình. Thói quen và khả năng làm việc theo nhóm còn rất hạn chế.

Thứ năm, do những yếu tố khách quan từ như các chính sách, các văn bản pháp lý hay thay đổi. Nhiều khi nhà nước ban hành ra những quy định mới, chính sách mới làm cho dự án phải chỉnh sửa lại trong khi những quy định chính sách mới chưa đủ thời gian để hiểu sâu rõ ràng. Vì vậy, chất lượng dự án bị hạn chế là điều khó tránh khỏi

CHƯƠNG II

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA

DỰ ÁNĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CUM CÔNG NGHIỆP

TỪ LIÊM HÀ NỘI TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CỤM CÔNG

NGHIỆP TẬP TRUNG VỪA VÀ NHỎ HUYỆN TỪ LIÊM

1. Hoàn thiện về phương pháp lập dự án:

Để nâng cao chất lượng dự án, cán bộ lập và phân tích dự án có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để lập và phân tích nhằm nâng cao chất lượng của dự án cụ thể như sau:

1.1. Phương pháp phân tích đánh giá

Mỗi dự án đầu tư thông thường phải tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, T, B/C... dựa vào kết quả tính toán để tiến hành phân tích đánh giá. Nhìn từ góc độ chủ đầu tư thì dự án được thực hiện khi dự án đó đem lại lợi nhuận vì thế kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính có thể sẽ là lợi nhuận vì thế kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính có thể sẽ là nhân tố quan trọng nhất để chủ đầu tư quyết định có đầu tư hay không. Ngoài ra có thể dùng phương pháp phân tích trước – sau nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của dự án trên cơ sở so sánh thực trạng trước và sau khi có dự án. Dựa vào đó xác định hiệu quả của dự án bằng cách so sánh giữa kết quả sau khi có dự án và những chi phí phải bỏ ra để thực hiện dự án.

Phương pháp phân tích đánh giá được sử dụng nhiều là Phương pháp phân tích theo chỉ số.

Theo phương pháp này, chúng ta sử dụng các chỉ số ( hoặc chỉ tiêu ) để phân tích, đánh giá dự án. Nếu chỉ số được sủ dụng sẽ tuỳ theo mục đích phân tích. Nếu đứng trên quan điểm lợi ích của đầu tư ( hiêu quả tài chính) thì chúng ta có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu cũng như phương pháp liên quan. Một số chỉ tiêu tài chính thường dùng:

i n i i n i Bi r Ci r NPV ) 1 ( 1 ) 1 ( 1 0 0 + − + =∑= ∑=

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lãi lỗ của dự án tính chuyển về thời điểm hiện tại, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án được chấp nhận nếu NPV >= 0

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ(IRR)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó lợi nhuận của dự án = 0 (NPV = 0) hay mức lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí = giá trị hiện tại của doanh thu

Đây là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án nó cho biêt khả năng sinh lợi riêng của dự án cũng như chỉ rõ tỉ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được. Nó dùng để đánh giá dự án( dự án được chấp nhận khi IRR >= i và so sánh giữa các dự án.

Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn(T)

Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để thu hồi được toàn bộ số vốn đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả lại số vốn đầu tư ban đầu.Thời gian thu hồi vốn có thể tính theo 2 phương pháp cộng dồn hoặc trừ dần: Theo phương pháp cộng dồn: 0 1 ( ) (1 ) T t t K LN KH r = = + + ∑ Theo phương pháp trừ dần t t t t t LN K i K − = ∆ + ∆ = −1(1 ) Khi ∆i →0 thì tT

Chỉ tiêu thu hồi vốn là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng nhất là đối với dự án có nhiều rủi ro và khan hiếm vốn. Sau thời kì thu hồi vốn đầu tư đã được hoàn lại đầy đủ. Mọi khoản thu nhập ròng đều được xem là lãi và các yếu tố không chắc chắn trong tương lai không còn là quá nguy hiểm.

Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí(B/C)

Là chỉ tiêu được xác định bằng chỉ số giữa lợi ích và chi phí bỏ ra

Dùng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án đầu tư được chấp nhận khi B/C =

Một phần của tài liệu Phân tích dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm (Trang 47 - 64)