Phương hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản (Trang 45 - 46)

II. Những định chế và đòi hỏi của thị trường 1 Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu

3.2.Phương hướng, mục tiêu

2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ

3.2.Phương hướng, mục tiêu

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ít nhất đạt bằng mức đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (cụ thể như số liệu trong bảng 2) Mức cao là phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ như Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 sẽ đạt 30% đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 5,56 tỷ USD vào năm 2010.

8. Sản phẩm gổ: mặt hàng cuối cùng được đề cập đến trong phần này là sản phẩm gỗ.

Người Nhật có nhu cầu sử dụng đồ gỗ khá lớn. Tuy ý thức về vấn đề môi trường đang ngày càng tăng nhưng chưa đến mức khắt khe và vô lý như Anh và một nước EU khác. Đây là mặt hàng mà ta có lợi thế nhất (như đã phân tích tại phần hàng hóa), lại không phải qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh vv.vv.. nên cơ quan thương vụ tại Nhật cần hết sức quan tâm tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong nước. Quan trọng nhất là những thông tin có liên quan đến chế độ thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu mà phía Nhật chấp nhận, phương thức phân phối … .

Sản phẩm gỗ nhập khẩu có thể được phân phối tại Nhật theo 03 kênh (a) nhà xuất khẩu- nhà nhập khẩu-nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu-nhà thiết kế và lắp ráp Nhật-nhà bán lẻ và (c) nhà xuất khẩu-nhà bán lẻ. Thường thì kênh (b) có lợi thế nhất bởi theo kênh này nhà thiết kế và lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ nước ngoài về để lắp ráp và giao lại cho nhà bán lẻ nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.

3.3.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Ngành chế biến gỗ đã trở thành một trong sáu ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Tiềm năng lớn nhưng sức ép cũng gia tăng, đặc biệt từ Trung Quốc, Đài Loan, và các nước trong khu vực như Inđônêxia, Malayxia…Chất lượng, mẫu mã sản phẩm đồ gỗ của Việt

Nam còn nhiều hạn chế, chưa thật phong phú, còn phụ thuộc vào mẫu mã của nước ngoài nhiều. Mặc khác phần lớn doanh nghiệp chế biến gỗ của nước ta xuất phát từ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vẫn tồn tại lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún thiếu thông tin về thị trường, giá cả; trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp còn hạn chế vì không được đào tạo bài bản.

Hiện nay, ở Việt Nam ngoài số thợ học theo lối truyền nghề, còn có 5 trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở Hữu Lũng( Lạng Sơn), Phủ Lý ( Hà Nam), Quy Nhơn, Tây Nguyên và Thuận An( Bình Dương). Nhưng các trường này cũng chỉ đào tạo công nhân chế biến gỗ phổ thông vì không có trường nào có trang thiết bị hiện đại về cưa, sấy, sơn gỗ. Số kỹ sư kinh tế gỗ được đào tạo ở Xuân Mai ( Hà Tây), Tây Nguyên, Thủ Đức còn ít. Chỉ có kỹ sư ở Thủ Đức được tiếp cận thường xuyên với thị trường còn các trường kia hầu như là không, chủ yếu chỉ là lý thuyết nên ra trường vẫn phải học thêm, thực tập thêm.

Những tồn tại trên khiến cho doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, thị trường xuất khẩu đồ gỗ có nguy cơ bị thu hẹp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Đài Loan, Philipin…do chất lượng hàng hoá và khả năng tiếp cận thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng còn yếu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản (Trang 45 - 46)