1. Sản phẩm 80.689 111.256 30.567 37,88% 2. Hàng hóa 82.301 131.854 49.553 60,21%
B. Giá vốn hàng bán 156.645 231.643 74.998 47,88%
1. Giá vốn tiêu thụ sản phẩm 79.589 108.450 28.861 36,26% 2. Giá vốn tiêu thụ hàng hóa 77.056 123.193 46.137 59,87%
Lãi gộp 6.345 11.467 5.122 80,72%
Chi phí bán hàng 3.766 6.798 3.032 80,51%
Lợi nhuận từ HĐ bán hàng 2.579 4.669 2.090 81,04%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Qua bảng tính trên ta thấy: năm 2006 lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng đã tăng hơn 81,04% tương ứng với 2.090 triệu đồng so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Cửa hàng có những chuyển biến tích cực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động tăng giảm của các nhân tố: lãi gộp và
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp
Phân tích sự biến động của doanh thu thuần
Doanh thu thuần bán hàng tăng 49,16% tương ứng với 80.120 triệu đồng so với năm 2005, trong khi đó tổng doanh thu tăng đến 50,63% tức là tăng 83.479 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do sức tiêu thụ các loại sản phẩm, hàng hóa tăng lên một cách đột biến, điều này không những làm gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp Cửa hàng có thể thu hồi được vốn để tiếp tục quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu thuần lại chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu. Nguyên nhân là do sự gia tăng của các khoản làm giảm trừ doanh thu trong năm 2006, tăng đến 178,06%, gấp hơn 3 lần tỷ lệ tăng của tổng doanh thu. Đây là một biểu hiện bất lợi mà nguyên nhân chủ yếu của nó là do:
+ Một số loại sản phẩm, hàng hóa khi đem tiêu thụ đã không còn bảo đảm về mặt chất lượng, thiếu phẩm chất do đó Cửa hàng buộc phải giảm giá bán để tiêu thụ được hàng hóa. Chính điều này đã làm cho khoản giảm giá hàng bán tăng lên rất nhiều, khoảng 173,27% so với năm 2005 tức là tương đương với 3.269 triệu đồng, làm cho doanh thu thuần và lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng của Cửa hàng cũng giảm xuống tương ứng là 3.269 triệu đồng.
+ Mặt khác, do nhu cầu tiêu thụ của khách hàng trong năm 2006 khá lớn, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc đã không ngừng sản xuất chế biến sản phẩm để nâng cao sản lượng đủ để cung cấp cho Cửa hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trước áp lực về sản lượng như vậy cộng thêm thời tiết năm 2006 thay đổi thất thường nên một số loại sản phẩm làm ra đã không thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, chính vì vậy mà số lượng hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại lên đến hơn 90 triệu đồng trong khi năm 2005 thì không có phát sinh khoản này. Chỉ tiêu này tăng lên là một biểu hiện tiêu cực, Cửa hàng cần nên xem xét và nhanh chóng tìm biện pháp để cải thiện.
Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán
Bảng 4.5: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 Số tuyệt đối Số tương đối
Giá vốn hàng bán 156.645 231.643 74.998 47,88%
Doanh thu thuần 162.990 243.110 80.120 49,16%
GVHB/Doanh thu thuần 96,11% 95,28% - -0,82%
(Nguồn: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng)
Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 74.998 triệu đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, cụ thể là: giá vốn hàng bán chỉ tăng 47,88% trong khi doanh thu thuần tăng đến 49,16% so với năm 2005. Điều đó cho thấy, sự gia tăng của giá vốn hàng bán chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ tăng, đây là một nhân tố tích cực góp phần làm gia tăng lãi gộp cũng như
Lãi gộp = Doanh thu
làm gia tăng lợi nhuận của Cửa hàng. Bên cạnh đó, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần cũng giảm xuống: năm 2005 giá vốn hàng bán chiếm 96,11% trong doanh thu thuần, đến năm 2006 giảm xuống còn 95,28%, tức là đã giảm đi 0.82%. Chứng tỏ Cửa hàng đã có cố gắng trong việc giảm chi phí giá vốn nhưng vẫn đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận.
Phân tích những tác động tổng hợp của sự biến động doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đến lãi gộp
Để khái quát lại tình hình biến động của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chúng ta hãy xem bảng phân tích dưới đây để biết được sự biến động đó có ảnh hưởng như thế nào đến lãi gộp:
Bảng 4.6: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI GỘP
Đơn vị tính: triệu đồng Nhóm hàng Doanh thu năm 2005 Doanh thu năm 2006 Doanh thu năm 2006 điều chỉnh Giá bán Giá vốn Giá bán Giá vốn Giá bán 2005 Giá vốn 2005 1. Thức ăn 80.689 79.589 111.256 108.450 107.989 105.589
2. Nguyên liệu TĂGS 72.956 68.808 115.789 107.784 103.250 96.458
3. Thuốc 9.345 8.248 16.065 15.409 17.985 16.489
Tổng cộng 162.990 156.645 243.110 231.643 229.224 218.536
(Nguồn: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng)
Như chúng ta đã biết, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán được tạo nên từ khối lượng hàng hóa tiêu thụ, kết cấu hàng hóa tiêu thụ và giá cả hàng hóa tiêu thụ. Do đó, sự biến động của các nhân tố này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi gộp của Cửa hàng.
Dựa vào bảng 4.4, ta xác định được mức chênh lệch lãi gộp năm 2006 so với năm 2005 như sau:
0 1 Lg Lg Lg = − ∆ = (243.110 - 231.643) – (162.990 – 156.645) = 11.467 – 6.345 = +5.122
Mức lãi gộp tăng thêm 5.122 triệu đồng so với năm 2005, nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: