0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MÊ KÔNG (Trang 80 -86 )

13 Cty CK Hải Phòng

3.3 Một số kiến nghị

Để mở rộng hoạt động tư vấn xác định giá trị doanh nghiêp của công ty chứng khoán Mê Kông phát triển nói riêng và phát triển công ty chứng khoán Mê Kông nói chung. Từ đó, phát huy tích cực vai trò của công ty trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Với sự nỗ lực của bản thân công ty thì chưa đủ mà cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có thẩm quyền liên quan. Trên cơ sở những hạn chế, những nhu cầu cần được đáp ứng của hoạt động tư vân xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty trong quá trình hoạt động, bài viết xin được đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như các Bộ ngành, cơ quan liên quan nhằm tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển

* Đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp

Cổ phần hóa sẽ tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán cũng như các công ty chứng khoán, tạo đà cho công ty chứng khoán phát triển. Tuy nhiên hiện nay tiến trình cổ phần hóa các DNNN còn diễn ra quá chậm. Theo báo cáo tổng kết của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, trong các năm qua việc sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi sở hữu DNNN mới chỉ đạt 60% so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân gây ra sự ách tắc trong công tác cổ phần hóa là:

+ Việc thực hiện lập đề án sắp xếp, đổi mới DNNN của các Bộ, ngành, Tổng công ty, tức là việc thể chế hóa đường lối đã được vạch ra từ Nghị quyết

TW 3, khóa IX (tháng 8/2001) thành chủ trương chính sách cụ thể, thực hiện quá chậm.

+ Trong việc xây dựng đề án, việc sắp xếp các Tổng công ty mới chỉ ở bước đầu, còn thiếu kiên quyết, chẳng hạn, vẫn còn duy trì một số tổng công ty trong những ngành, lĩnh vực không cần tổ duy trì hình thức tổ chức tổng công ty nhà nước. Thậm trí, các Tổng công ty này vốn lại nhỏ, dưới 100 tỷ đồng, mức thu nhập NSNN và lợi nhuận thực hiện thấp, trình độ công nghệ kém, vai trò tổng công ty mờ nhạt…

+ Do nếp nghĩ, do nhận thức về đổi mới, sắp xếp chưa đạt được sự nhất trí cao dẫn đến chất lượng công tác chỉ đạo, chấp hành nghiêm Nghị quyết chưa tốt. Hơn nữa, nhiều người, kể cả lãnh đạo và người lao động tại DNNN muốn duy trì kéo dài bao cấp, hỗ trợ của Nhà nước.

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: việc đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và cơ quan chủ quản của Nhà nước và cơ quan chủ quản sở hữu đối với DNNN, cải cách hành chính còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, yêu cầu quản lý Nhà nước đối với DNNN. Một số văn bản pháp quy cần thiết ban hành còn chậm. Còn không ít cơ chế, chính sách kịp thời làm cho các DNNN chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, gây khó khăn, trở ngại cho sắp xếp và đổi mới DNNN. Môt số bộ phận cán bộ chủ chốt của DNNN chưa đáp ứng yêu cầu, kém năng lực, phẩm chất và thiếu năng lực…

Từ thực trạng kinh doanh của DNNN và việc sắp xếp, đổi mới DNNN như trên, đồng thời tạo thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán đòi hỏi Chính phủ, các Bộ Ngành và các địa phương cần phải chủ trương xóa bỏ bao cấp, bảo hộ độc quyền kinh doanh bất hợp lý, bất bình đẳng. Thứ hai là phải quán triệt và tuyên truyền phải đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức, từ đó có hành động cụ thể để thực hiện chương trình sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN. Phải đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nhất là cổ phần hóa DNNN, coi cổ phần hóa là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao

hiệu quả DNNN, đối tượng cổ phần hóa là những DNNN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, kể cả một số tổng công ty và DNNN lớn trong một số ngành quan trọng không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba là tiếp tục thể chế hóa cơ chế, chính sách tạo khung pháp lý đồng bộ, để DNNN nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Phối hợp giữa các bộ ban ngành trong tiến trình thực hiện

Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể việc xác định giá trị doanh nghiệp theo từng phương pháp, các chỉ số được lấy từ nguồn nào, được xác định ra sao? Đây chính là cơ sở cho các công ty chứng khoán có thể xây dựng các quy trình riêng cho từng phương pháp một.

Bên cạnh đó các bộ ngành cũng cần có sự hỗ trợ các công ty chứng khoán trong việc xác định giá trị doanh nghiệp cụ thể là. Đối với các bộ ngành có đơn vị trực thuộc được xác định giá trị doanh nghiệp thì tban chỉ đạo cổ phần hoá phải chuyển cho công ty chứng khoán những hướng dẫn riêng đặc trưng của ngành .

Có thể nói xác định giá trị doanh nghiệp là một công việc khó khăn. Để có một con số tương đối chính xác làm căn cứ cho việc ra quyết định của các chủ thể đòi hỏi sự nỗ lực hết mình từ phía nhà nước, bản thân doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường.

KẾT LUẬN

Trong xu thế phát triển chung của toàn thị trường, sự lớn mạnh và phát triển của công ty chứng khoán Mê Kông là một yếu tố sống còn. Một trong những nội dung để thúc đẩy công ty phát triển là phải mở rộng và phát triển đồng bộ các hoạt động của công ty. Vì vậy, mở rộng nghiệp vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cũng như nghiệp vụ tư vấn là một vấn đề cấp thiết trong sự phát triển chung của công ty. Nó được coi là một tất yếu khách quan bởi nghiệp vụ tư vấn là nghiệp vụ mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.

Trong thời gian học tập và tu dưỡng tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân cũng như trong thời gian thực tập tại công ty chứng khoán Mê Kông em đã tìm hiểu xem xét và viết chuyên đề này.Trong chuyên đề đưa ra và xem xét tới các vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống các vấn đề lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp tại

công ty chứng khoán Mê Kông, từ đó, phân tích các nguyên nhân hạn chế và đánh giá khả năng phát triển của hoạt động này tại công ty chứng khoán Mê Kông.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tư vấn xác

định giá trị doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Mê Kông

Hoạt động tư xác định giá trị doanh nghiệp là một hoạt động phức tạp và vẫn còn khá mới mẻ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Những giải pháp đưa ra trong chuyên đề là những ý kiến cá nhân, nhưng em cũng hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của hoạt động tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng và sự phát triên chung của Công ty chứng khoán Mê Kông.

Đồng thời em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô và toàn thể các bạn quan tâm để có thể học hỏi và hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực mà em nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ths.Phạm Long, chân thành cảm ơn đến các anh chị phòng tư vấn phân tích Công ty chứng khoán Mê Kông và toàn thể các bạn đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MÊ KÔNG (Trang 80 -86 )

×