Nâng cao nhanh trình độ, năng lực cho ngƣời lao động, trình độ tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp Thái Nguyên (Trang 119 - 123)

5. Bố cục của luận văn

3.3.7.Nâng cao nhanh trình độ, năng lực cho ngƣời lao động, trình độ tổ

chức quản lý cho đội ngũ cán bộ trong hoạt động kinh doanh của Công ty

Đội ngũ những ngƣời lao động đƣợc đào tạo huấn luyện chu đáo có trình độ tay nghề, trình độ kinh doanh cao, có tính thần đoàn kết vì sự phát triển của Công ty là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Kết quả kinh doanh tùy thuộc năng lực của Công ty, mà năng lực đó thể hiện thông qua sự điều hành quản lý của lãnh đạo Công ty, sự tận tâm trong công việc của tập thể cán bộ CNVC trong Công ty.

Công ty cần coi trọng trình độ lãnh đạo và quản lý Công ty thể hiện trong việc hoạch định chiến lƣợc, xây dựng các phƣơng án kinh doanh, thiết kế loại hình và cơ cấu bộ máy của Công ty làm sao vừa gọn nhẹ, đầy đủ, linh hoạt trong khi vận hành. Trình độ của ngƣời lãnh đạo thể hiện ở khả năng lãnh đạo tập thể ngƣời lao động, thu phục nhân tâm, quy tụ thành sức mạnh tập thể, và ở khả năng kiểm tra kiềm soát các kênh hoạt động. Nhà quản lý của Công ty cần phải hiểu biết sâu sắc về ngƣời lao động, coi trọng lợi ích của ngƣời lao động.

Đó là những ngƣời thuộc các phòng ban chuyên môn giúp việc nhƣ: Phòng Kinh doanh, Marketing, Kế toàn Tài vụ, Tổ chức Hành chính... là những ngƣời tổ chức thực hiện, đề ra các biện pháp cần thiết, tổng hợp tình hình và tham mƣu cho lãnh đạo ban hành những chủ trƣơng kịp thời và hợp lý.

- Cần quan tâm đến lợi ích vật chất của ngƣời lao động, làm sao cho mỗi một nhân viên trong Công ty phải thấy đƣợc lợi ích của của bản thân mình, khiến họ trăn trở với kết quả kinh doanh mà không thờ ơ lãnh đạm khi Công ty gặp khó khăn hoặc khi Công ty làm ăn phát đạt. Hàng năm Công ty cần tổ chức một đến 2 đợt thăm quan nghỉ mát cho cán bộ CBVC trong Công ty để khích lệ họ trong công việc. Mỗi năm tiến hành tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty cần có các giải thƣởng nhƣ Cán bộ CNVC có sáng kiến hay trong bán hàng, phân phối, kinh doan, đạt thành tích cao trong công việc…

- Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và ngƣời lao động trong công ty. Hiện nay, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ở các phòng ban trong Công ty nhìn chung là bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. Thiếu hẳn những cán bộ có trình độ ngoại thƣơng và trình độ ngoại ngữ giỏi trong khi tiến hành các cuộc đàm phán với các đối tác nƣớc ngoài. Hàng năm Công ty cần tổ chức ít nhất một đợt kiểm tra trình độ, kỹ năng ngƣời lao động trong Công ty để đánh giá đúng thực tế trình độ lao động của mình.

Để khắc phục điểm yếu này công ty cần:

- Thay đổi dần cơ cấu cán bộ theo hƣớng thông qua tuyển chọn “chiêu hiều đãi sĩ” thu nạp những sinh viên đã tốt nghiệp đại học với bằng loại khá giỏi ở các ngành thƣơng mại, ngoại thƣơng, tài chính... nhằm đổi mới cán bộ ở những khâu quản lý, nhân viên tiếp thị, nhà ngoại giao.

- Có kế hoạch đào tạo lại cán bộ nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ có chất lƣợng cao ở những lĩnh vực chủ chốt, đồng thời có kế hoạch nâng cao trình độ cho số lao động trẻ, tăng cƣờng khả năng hoạt động toàn diện cho Công ty. Lực lƣợng lao động của Công ty là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty. Công ty cần phải nhận thức rằng nếu có vốn, có trang thiết bị hiện đại mà nguồn nhân lực không đảm bảo yêu cầu quản lý, kinh doanh, lao động sáng tạo thì kinh doanh hiệu quả thấp. Do vậy công ty cần phải chăm lo đến nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực phải đƣợc đào tạo một cách thƣờng xuyên và liên tục.

- Đối tƣợng cần đào tạo và đào tạo là mọi thành phần trong Công ty, từ cấp quản trị tới những công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty. Việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đòi hỏi phải có chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo thích hợp, có hiệu quả, tránh đào tạo mang tính chất hình thức, vừa tốn kém vừa ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đối với cấp lãnh đạo quản lý: Tăng cƣờng khả năng đào tạo về nghiệp vụ, khả năng nắm bắt thông tin thị trƣờng. Đào tạo ngƣời cán bộ toàn diện về mọi mặt để có khả năng phán đoán để quyết định công việc, biết nắm bắt thời cơ. Nhƣng đồng thời lại phải đào tạo sâu chuyên môn nhằm hiểu rõ hơn để ra quyết định cho cấp dƣới thực hiện công việc có hiệu quả. Bên cạnh đó có thể kiểm tra, rà soát hoạt động của cấp dƣới một cách dễ dàng.

- Đối với cán bộ công nhân viên: công tác đào tạo cán bộ công nhân viên thƣờng mất chi phí lớn, do đó phải có kế hoạch cụ thể.

- Đối với cán bộ quản lý cần: Tổ chức hội thảo khoa học, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học tập nghiên cứu, mở các lớp bồi dƣỡng và nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ.

Nếu có thể đào tạo đƣợc cán bộ đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện nay là một đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo, nhiệt tình vì công việc là “ngƣời của công việc” thì tất yếu công ty sẽ rất phát triển trong nay mai và là nhân tố chính giúp cho công ty đứng vững trên thị trƣờng.

- Nâng cao phẩm chất của các cán bộ quản lý. Trình độ giám đốc công ty có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty. Các cuộc thăm dò cho thấy có khoảng 90% nhà doanh nghiệp bắt đầu sự nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc. Một điểm đặc biệt nữa là kinh nghiệm Marketing và các kiến thức quản lý, đây là điều mà các nhà đầu tƣ và ngân hàng nhìn vào khi “rót vốn”. Ngƣời chủ công ty mới cần phải đánh giá đƣợc khả năng thu hút vốn đầu tƣ để thiết lập mối quan hệ với các nhà tài chính và các nhà đầu tƣ.

Tổ chức thí điểm việc kiểm tra, đánh giá lại năng lực và tín nhiệm đối với giám đốc thông qua các hình thức nhƣ: Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng thi tuyển, lấy phiếu tín nhiệm trong công ty làm cơ sở để sắp xếp lại đội ngũ những nhà doanh nghiệp, chuyển đổi công tác của những ai đang nắm giữ vai trò lãnh đạo nhƣng không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới. Đồng thời tuyển chọn những cán bộ trẻ có triển vọng phát triển để đào tạo, bồi dƣỡng trở thành giám đốc công ty, tiến tới thí điểm việc thuê giám đốc điều hành. Coi “Giám đốc” là một nghề ngoài việc đào tạo có hệ thống các kiến thức cơ bản còn một yếu tố không nhỏ đó là năng khiếu kinh doanh. Vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện và biện chứng khi quyết định đề bạt cán bộ quản lý của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp Thái Nguyên (Trang 119 - 123)