Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinhdoanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình (Trang 38 - 42)

IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

c, Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinhdoanh

- Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2007 có chiều hướng tốt hơn năm 2006 doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chưa thật cao.Vòng quay tài sản năm 2007 là 3,66 vòng/năm; năm 2006 là 2,05 vòng/năm. Điều này cho thấy mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng năm 2007, một đồng vốn đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra cho doanh nghiệp 3,66 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng so với năm trước vẫn là thấp so với bình quân của ngành.

- Hàng tồn kho năm 2006 giảm 57.196 triệu đồng (37,82%) so với thời điểm 31/12/2005. Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 12.658 tấn hàng tồn kho cũ năm 2005 (chiếm 16,69% lượng hàng tiêu thụ trong năm), trong đó huy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 tấn (chiếm 72% lượng hàng tồn kho cũ năm 2005 và chiếm 12% tổng lượng hàng bán ra năm 2006). Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng chủ yếu do tiêu thụ lượng hàng tồn kho cũ năm 2005 (lượng hàng tồn kho cũ có giá vốn cao chiếm tới 72%), mặt khác do công ty không tận dụng được cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng ở một số thời điểm giá thép tăng cao. Như vậy, lượng hàng cũ năm 2005 còn tồn đến 31/12/2006 là: 3.894 tấn (chiếm 36,29% lượng hàng tồn kho năm 2006), trong đó hàng tồn kho có giá vốn cao gây lỗ là: 2.726 tấn, trị giá ước tính khoảng: 23.709 triệu đồng. Hàng tồn kho giảm là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho cũ năm 2005, tuy nhiên lượng hàng cũ năm 2005 còn tồn đến 31/12/2006 vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong hàng tồn kho, đồng thời thời gian dự trữ hàng tồn kho năm 2006 tăng 7 ngày so với năm 2005 lại chỉ ra công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt, vốn sử dụng chưa thật hiệu quả, điều này trực tiếp làm giảm dòng tiền do vốn kém hoạt động, giảm vòng quay vốn lưu động, làm tăng tỷ lệ vốn không sinh lời. Lượng hàng mua vào trong năm được tiêu thụ hầu hết (90,24%) cho thấy hoạt động bán hàng trong năm khá tốt, nhưng nó cũng cho thấy công ty chưa tận dụng tốt cơ hội kinh doanh (cụ thể

lượng hàng mua vào chỉ đạt 57,9% kế hoạch), điều này lý giải cho việc không đạt được kế hoạch về doanh thu, đồng thời công ty cũng không tận dụng được việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng vào thời điểm giá thép tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2007 nhằm gia tăng lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho năm 2006: 5,1 vòng cao hơn so với mức bình quân tối ưu của ngành. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho là 140.427 triệu đồng, tăng 97.868 triệu đồng (104,07 %) so với năm 2006. Do thị trường thép những tháng cuối năm phát triển theo xu hướng thuận lợi (nhu cầu tiêu thụ và giá thép có xu hướng tăng). Do vậy, có thể việc dự trữ hàng tồn kho để tận dụng lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp là cần thiết.

- Các khoản phải thu năm 2006 giảm mạnh: 59.391 triệu đồng (33,19%); trong đó phải thu khách hàng giảm: 62.736 triệu đồng (39,77%) so với năm 2005. Năm 2006, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị các khoản phải thu: 79,50%. Tốc độ giảm của phải thu khách hàng cao hơn tốc độ giảm của doanh thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2006 giảm 37 ngày chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi nợ của doanh nghiệp năm 2006 tốt hơn năm 2005. Trong tổng nợ phải thu khách hàng (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn của khách hàng): 110.351 triệu đồng, nợ nhóm A: 69.653 triệu đồng (chiếm 63,22% tổng nợ phải thu); nhóm B: 24.296 triệu đồng (chiếm 22,05%); nhóm C: 16.221 triệu đồng (chiếm 14,73%). Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm B, nhóm C cao tại thời điểm 31/12/2006 vẫn chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp (Vòng quay vốn lưu động năm 2006 vẫn giữ nguyên ở mức 2,32 vòng so với năm 2005 mặc dù hàng tồn kho và phải thu giảm).

Năm 2007, các khoản phải thu tăng 28.798 triệu đồng (25,8%) so với năm 2006, trong đó phải thu khách hàng tăng 29.562 triệu đồng (26,83%). Tốc độ tăng doanh thu (120%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoản

phải thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2007 (37 ngày) giảm 6 ngày so với năm 2006 và giảm 33 ngày so với năm 2005 chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi công nợ của công ty năm tốt hơn các năm trước. Trong tổng nợ phải thu khách hàng (139.732 triệu đồng) thì nợ nhóm A: 96.571 triệu đồng (chiếm 61,11% tổng nợ phải thu); nhóm B: 29.717 triệu đồng (chiếm 21,29% tổng nợ phải thu); nhóm C: 13.444 triệu đồng (chiếm 9,6% tổng nợ phải thu), trong đó nợ khó đòi là 3.057 triệu đồng. Tỷ lệ phải thu nhóm B, nhóm C đã giảm so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức cao, điều này chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán ngắn hạn cũng như khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán hàng trả chậm (có tính lãi chậm trả), điều này có thể mang lại một số thuận lợi nhất định trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng lớn, buộc doanh nghiệp tăng vay nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao tại một số thời điểm thuận lợi. Đồng thời khi công tác quản lý và thu hồi công nợ không hiệu quả sẽ trực tiếp làm vốn ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bên cạnh phương thức bán hàng trả chậm truyền thống, công ty cũng áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước thời hạn.

Về công nợ khó đòi: Nợ quá hạn và khó đòi đến 31/12/2006 là 16.221 triệu đồng, trong đó có 954 triệu đồng (giảm 1.683 triệu đồng so với năm 2005) không có khả năng thu hồi bao gồm 3 doanh nghiệp, chủ yếu là công ty TNHH: CHCĐ sắt thép Đà Nẵng (378 triệu đồng); Công ty TNHH Thành Vinh (362 triệu đồng, lãi chậm trả: 58 triệu đồng); Công ty TNHH Thắng Lợi (157 triệu đồng). Nợ khó đòi đã xử lý tại thời điểm 31/12/2006 là 13.497 triệu đồng. Năm 2007, nợ quá hạn và khó đòi tính đến ngày 31/12/2007 là 13.444 triệu đồng (chủ yếu của những khách hàng là các công ty công ty xây dựng cầu, công ty cơ khí…). Số nợ khó đòi đã xử lý trong năm 2007 là 14.396 triệu

đồng. Như vậy, nợ khó đòi năm 2007 đã giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể và vẫn ở mức cao. Điều này cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong công tác xử lý nợ khó đòi nhưng cũng chỉ ra công tác thu hồi nợ và quản lý các khoản phải thu chưa tốt, vốn của doanh nghiệp vẫn bị chiếm dụng.

Những chỉ tiêu trên cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh năm 2007 có chiều hướng tốt hơn năm 2006. Tuy nhiên, luân chuyển hàng hoá và tiền tệ chậm, công tác quản lý hàng tồn kho, phải thu và thu hồi nợ năm 2007 chưa thật tốt (vẫn phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, hàng bán bị trả lại).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w