Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tư vấn tại Công ty cổ p (Trang 43 - 48)

Nhân lực là yếu tố cơ bản cấu thành nên hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố để tạo ra giá trị thặng dư, là vũ khí lợi hại để cạnh tranh. Trong bất kỳ hoạt động nào nếu như không có con người có trình độ, kiến thức kinh nghiệm thì khó đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí có trường hợp con người lại là nguyên nhân của sự thất bại trong công việc. Đặc biệt trong kinh tế thị trường vấn đề này được thể hiện rõ nhất. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bởi các yếu tố đó là con người, vốn, công nghệ thiết bị và quản lý. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tư vấn, yếu tố chính quyết định là nguồn nhân lực và trình độ quản lý. Chất lượng nguồn nhân lực tác động tới sự phát triển tư vấn ở hai khía cạnh sau: Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố vật chất góp phần hình thành đội ngũ các nhà tư vấn giỏi cho Công ty và nguồn nhân lực chất lượng cao là cơ sở cho việc nhận thức và tăng cường sử dụng tư vấn của khách hàng. Vì vậy, nhiệm vụ của Công ty là phải xây dựng và thực hiện cho được chiến lược phát triển nguồn nhân lực ổn định về quy mô, hợp lý hoá cơ cấu, nâng cao toàn diện chất lượng, đồng bộ hoá quá trình đào tạo, tuyển chọn và sử dụng lao động… cụ thể như sau:

Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo:

- Về trình độ chuyên môn, các cán bộ lãnh đạo của Công ty đã tham gia và tốt nghiệp các khoá học đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý và thực hiện các hợp

đồng phức tạp do Công ty mới được thành lập chưa lâu. Do đó, nâng cao trình độ quản lý từ đại học lên cao học, lên tiến sỹ vẫn là biện pháp hết sức cần thiết. Có thể bằng hình thức như cho các cán bộ lãnh đạo của Công ty tham gia các lớp đào tạo tại các trường đại học như: chương trình “quản trị dự án, thẩm định dự án đầu tư”… của các bộ môn trong trường Đại Học Kinh Tế. Để phát triển hơn nữa, Công ty có thể cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn tại các nước phát triển để tiếp cận các kỹ năng quản lý, điều hành các thành viên trong Công ty cũng như đội ngũ cộng tác viên, kỹ năng giao tiếp và làm việc với đối tác, kỹ năng và điều hành công việc, công nghệ cung cấp dịch vụ tư vấn của họ. Từ đó, xây dựng phương án phù hợp với điều kiện cũng như sự phát triển của mình. Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo có thể tham gia các khoá đào tạo nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và tác động các hoạt động như: quản lý rủi ro thị trường, nâng cao mô hình quản lý tài chính dự án…Với việc tham gia các khoá đào tạo này, cán bộ lãnh đạo của Công ty sẽ được trang bị thêm kiến thức chuyên môn mang tính tác nghiệp liên quan đến việc quản lý và để có đủ năng lực thực hiện hợp đồng tư vấn lớn, có nội dung phức tạp.

- Cán bộ Công ty cần nhận thức được các thách thức lớn của hội nhập quốc tế và sức ép đòi mở rộng cửa thị trường trong đó có thị trường ngành dịch vụ, hơn lúc nào hết Công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh như nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị và tìm kiếm bạn hàng của đội ngũ nhân viên năng lực tổ chức kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Tranh thủ các cơ hội để học hỏi các kinh nghiệm của các Công ty lớn có uy tín về lĩnh vực kinh doanh này.

- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng kinh doanh dịch vụ tư vấn. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn luôn phụ thuộc vào năng lực nghề nghiệp và chuyên môn của nhà tư vấn. Yêu cầu về trình độ chuyên môn được xem là tiêu chuẩn hàng đầu. Không chỉ có chuyên môn sâu về lĩnh vực tư vấn cán bộ tư vấn trong Công ty còn phải có những kiến thức sâu rộng về các mặt luật pháp, kinh tế, xã hội, môi trường…để đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho khách hàng. Họ phải nắm được những tri thức mới về quản lý, về kỹ thuật, công nghệ để tư vấn cho khách hàng mình có những quyết định phù hợp và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặc dù, đội ngũ nhân viên của Công ty có trình độ chuyên môn cao nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn tư vấn. Vì vậy, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ tư vấn cho nguồn nhân lực là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ cho Công ty, giúp khách hàng của mình tiếp cận được với trình độ quản lý khoa học hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trường nhiều biến động. Hiện nay, Công ty đã chú ý đến công tác phát triển nguồn nhân sự, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho nhân viên mình thông qua các hoạt động sau:

+ Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực hàng năm, thông qua báo chí, các website việc làm…để thông báo chương trình tuyển dụng, nói rõ vị trí tuyển dụng và các chế độ ưu đãi trong tiền lương, bảo hiểm và các chế độ ưu đãi khác để khuyến khích người có trình độ tham gia. Có cơ chế, chính sách tuyển chọn khách quan nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự, thu hút nhân tài về Công ty, thông qua việc xây dựng Bản mô tả công việc, bản xác định yêu cầu của công việc với người thực hiện, để làm cơ sở cho việc tuyển dụng cũng như quản lý nhân sự trong Công ty.

+ Chủ nhiệm, chủ trì công việc là người có cấp bậc ngành nghề phù hợp công việc, được đào tạo và có kinh nghiệm công tác cần thiết, đáp ứng tiêu chuẩn quy định, được Giám đốc Công ty công nhân phê duyệt.

+ Công ty có chế độ đãi ngộ, động viên thích đáng với nhân viên, những người có năng lực, đặc biệt là lớp cán bộ trẻ. Công ty cần phát hiện, trọng dụng những người có năng lực, bố trí vào đúng vị trí xứng đáng, phù hợp với năng lực, sở trường của họ, phát huy thế mạnh của từng người vào công việc chung, phân bổ một cách khoa học nguồn nhân lực cho các phòng ban. Những người có năng lực, năng khiếu quản lý phải được bố trí công việc hợp lý. Các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần của Công ty phải đồng bộ, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của cán bộ nhân viên tư vấn. Nâng cao phẩm chất của nhà tư vấn: phong cách, tác phong…nhất là vấn đề văn hóa trong tư vấn để tạo cho Công ty một hình ảnh, một phong cách và văn hoá doanh nghiệp đặc trưng, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

+ Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, chuyên sâu, tổ chức rút kinh nghiệm, tìm ra những điểm còn chưa thoả đáng, những hạn chế những khó khăn mà các nhân viên tư vấn trong Công ty gặp phải trong quá trình làm việc. Từ đó cùng bàn bạc để đưa ra biện pháp khắc phục từng bước thử nghiệm và hoàn thiện giải pháp đó. Công ty cần thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm đào tạo trong doanh nghiệp và đào tạo ngoài doanh nghiệp. Đào tạo nội bộ cho cán bộ nhân viên là hoạt động thường làm của Công ty để nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ nhân sự. Công ty có thể tổ chức kèm cặp tại chỗ, nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao hỗ trợ và giúp đỡ các nhân viên có trình độ thấp hơn. Hình thức này bên cạnh việc tăng trình độ của đội ngũ nhân sự mà còn tạo thêm sự gắn kết giữa các thành viên với nhau. Việc tự đào tạo trong nội bộ có ưu điểm là chi phí không quá cao, bồi dưỡng được nghiệp vụ sát với các công việc hàng

ngày của Công ty, mang tính thực tế cao. Ngoài ra Công ty có thể mở các cuộc hội thảo, mời các cán bộ quản lý tại các cơ quan Nhà Nước, tại các trung tâm, các viện nghiên cứu về để trao đổi các vấn đề thực tiễn và đào tạo các kỹ năng, trình độ chuyên môn thực tế để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân sự của Công ty, góp phần thiết thực hơn cho việc đáp ứng các yêu cầu của công việc cũng như thị trường và khách hàng. Bên cạnh các hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp, Công ty có thể tổ chức ngoài doanh nghiệp như cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể của công việc về nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn cũng như tăng cường sự hiểu biết về các vấn đề kinh tế- xã hội đang nổi cộm hiện nay. Công ty nên tích cực tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các khoá đào tạo này để hoàn thiện hơn sự hiểu biết của mình. Đây là biện pháp mà Công ty có thể tiếp cận nhanh với định hướng phát triển của ngành, là cơ hội để cán bộ có thể thảo luận, đóng góp ý kiến, thu thập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, từ đó nâng cao trình độ cho mình cũng như trình độ của Công ty.

+ Để nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên của Công ty trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng, cụ thể là năng lực xử lý và giải quyết công việc, Công ty có thể mời các chuyên gia tư vấn đến, tổ chức các buổi nói chuyện giữa chuyên gia tư vấn với cán bộ nhân viên. Hiện nay, các kỹ năng và kinh nghiệm chủ yếu cần học tập và trao đổi như:

• Kỹ năng về giao tiếp, làm việc trong quan hệ đối tác và khách hàng.

• Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc theo nhóm. • Kỹ năng tiếp cận và phân tích công việc.

• Kỹ năng chuẩn bị báo cáo và thuyết trình.

+ Tăng cường đào tạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng. Việc thông thạo hai kỹ năng này không chỉ giúp Công ty cập nhật được công nghệ hiện đại, các tài liệu tham khảo của nước ngoài mà sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Công ty trong quá trinh đàm phán với các đối tác nước ngoài, tham gia đấu thầu quốc tế một cách thuận lợi, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam đều được tham gia đấu thầu quốc tế và tham gia liên doanh với các Công ty tư vấn nước ngoài trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn. Một hiện trạng hiện nay đối với Công ty đó là, các cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thì lại có trình độ ngoại ngữ thấp, cán bộ có trình độ ngoại ngữ cao thì lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này, Công ty phải vận dụng hình thức vừa làm vừa đào tạo để nâng cao hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tư vấn tại Công ty cổ p (Trang 43 - 48)