1. Mở L/C
Tổng công ty chỉ mở L/C khi trong hợp đồng có quy định. Thông thường là đối với những hợp đồng hàng hoá có giá trị lớn, bạn hàng mới thì Tổng công ty sẽ sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trên thực tế Tổng công ty thường mở L/C tại ngân hàng công thương Việt Nam.Có thể các doanh nghiệp phải ký quỹ mở L/C là 100% nhưng do uy tín của mình nên Tổng công ty thường chỉ phải ký quỹ 10 % giá trị hợp đồng. Song song với việc ký quỹ mở L/C (nếu có) Tổng công ty Giấy Việt Nam phải tiến hành ứng trước một phần giá trị hợp đồng thanh toán một phần giá trị hợp đồng. Khoản thanh toán này do hai bên thoả thuận thường chiếm khoảng 15- 20% giá trị hợp đồng và sẽ được chuyển vào tài khoản của người bàn thông qua ngân hàng của nước xuất khẩu. Khoản thanh toán này có ý nghĩa như một khoản tiền đặt cọc để người bán triển khai thực hiện hợp đồng và cũng là khoản tín dụng mà người mua cung cấp cho người bán. Khi đó Tổng công ty yêu cầu bên bán phát hành bảo
lãnh ngân hàng. Nó đảm bảo cho Tổng công ty là nếu bên bán huỷ hợp đồng thì ngân hàng bên bán sẽ phải trả tiền đặt cọc và tiền lãi chia cho Tổng công ty kể từ ngày Tổng công ty chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản của người bán. Đối với khoản tiền này, Tổng công ty Giấy Việt Nam thường yêu cầu người giao uỷ thác chuyển vào tài khoản của Tổng công ty
Để tiến hành mở L/C, Tổng công ty căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu tới ngân hàng mở L/C. Thông thường, Tổng công ty thường tiến hành mở L/C không huỷ ngang. Tuy nhiên việc mở L/C là hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận nhất trí giữa Tổng công ty và bên đối tác khi đàm phán ký kết hợp đồng
Hồ sơ mởL/C gồm có:
- Đơn xin mở L/C nhập khẩu - Hợp đồng ngoại
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
- Các văn bản giấy tờ xác nhận khả năng thanh toán của chủ đầu tư
Trong đó yêu cầu mở thư tín dụng phải làm theo mẫu của ngân hàng và phải ghi hết sức chi tiết cụ thể và chuẩn xác vì tính nghiêm ngặt của hình thức thanh toán này. Nội dung đơn xin mở L/C thường gồm:
- Loại tín dụng chứng từ: L/C huỷ ngang hay không huỷ ngang - Ngày hết hạn
- Tên người mở
- Tên người hưởng lợi - Tổng giá trị tiền
- Địa điểm nơi hàng xuất phát - Địa điểm nhận hàng
- Hạn cuối việc chuyển hàng xuống tàu - Mô tả hàng hoá
+ Tên
+ Số lượng + Chất lượng + Nguồn gốc + Giá đơn vị + Tổng đơn giá + Đóng gói
- Các chứng từ xuất trình khi thanh toán + Hoá đơn thương mại
+ Chứng nhận bảo hiểm + Chứng nhận số lượng + Chứng nhận chất lượng + Chứng nhận xuất xứ
+ Danh sách đóng gói chi tiết
Trên thực tế có những trường hợp Tổng công ty Giấy Việt Nam phải làm đơn xin yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng. Nguyên nhân là do bên giao uỷ thác muốn nhập thêm hàng hoặc bên xuất khẩu điều chỉnh thời gian giao hàng do vậy thời gian giao hàng phải thay đổi và thời gian thanh toán thay đổi.
Sự thay đổi này do hai bên nhất trí thoả thuận với nhau. Tất cả những chi phí liên quan đến việc sửa chữa này được tính vào tài khoản của người nhập khẩu (nếu người nhập khẩu thay đổi) hay tính vào tài khoản của người hưởng lợi (nếu nhà xuất khẩu thay đổi)
Ví dụ: Theo hợp đồng No. 28/VI- 03 ký ngày 10.4.2003 về việc nhập khẩu giấy loại. VINAPIMEX đã mở một L/C số 142 LCD 200300103, phát hành ngày 18/4/2003 tại ngân hàng Công Thương Việt Nam. Người hưởng lợi là : GIANT INTERNATIONAL PAPER TRADING INC; 1217 WALLER STREET, SANFRACISCO, CA 94117, USA
Nội dung là:
- Ngày muộn nhất của việc xếp hàng xuống tàu (latest date of shipment) là 5/5/2003
- Ngày và nơi L/C hết hiệu lực là 26/5/2003 tại Mỹ
Nhưng do nhà xuất khẩu vì lý do nào đó yêu cầu thay đổi thời gian giao hàng. Do vậy VINAPIMEX đã gửi một yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng tới ngân hàng Công thương Việt Nam khu vực II – Hai Bà Trưng để đề nghị ngân hàng điều chỉnh bằng điện: L/C No 142 LCD 2003 00103; Date: 18/4/2003 với nội dung: ngày muộn nhất của việc xếp hàng xuống tàu là 22/5/2003. Ngày và nơi L/C hết hiệu lực là 12/6/2003 tại Mỹ. Còn lại các điều khoản khác không thay đổi. Tất cả mọi chi phí liên quan đến việc sửa chữa này sẽ được tính cho GIANT INTERNATIONAL PAPER TRADING INC
Trong trường hợp nhập khẩu bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn vay thì phải có thêm văn bản quyết định của Bộ Tài chính về việc cấp ngân sách hoặc cho vay vốn. Nếu là vốn vay thì phải kèm theo cả hợp đồng tín dụng được ký kết giữa chủ đầu tư với ngân hàng được chỉ định vay vốn và hợp đồng tín dung phải được ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng mở L/C thường là một ngân hàng có uy tín do VINAPIMEX tự lựa chọn và thoả thuận với người bán trong hợp đồng. Trên thực tế VINAPIMEX thường chọn VIETCOMBANK hoặc Ngân hnàg nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên trong trường hợp nhập khẩu bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn vay thì ngân hàng cung cấp vốn hoặc cho vay vốn sẽ là ngân hàng mở L/C. việc thanh toán tiền hàng cũng như các chi phí liên quan đến việc mở L/C dù là nhập khẩu bằng vốn vay, vốn tự có hay vốn ngân sách đều do chủ đầu tư chuyển tiền cho VINAPIMEX hoặc ngân hnàg mở L/C. người bán phải xuất trình qua ngân hàng của mình chứng từ thanh toán, vân đơn, hoá đơn, bản kê đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, số lượng, bảo hiểm, đơn để gửi đến ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán. Ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra bộ chứng từ. Nếu thấy hợp lệ ngân hàng sẽ chuyển tiền cho người bán còn ngược lại sẽ từ chối thanh toán. Sau đó ngân hàng sẽ yêu cầu Tổng công ty trả tiền rồi mới giao toàn bộ chứng từ để nhận hàng.
Trong trường hợp thanh toán bằng hình thức chuyển tiền việc thực hiện đơn giản hơn nhiều do Tổng công ty không phải lo đến việc ký quỹ và hoàn tất thủ
tục phức tạp mà chỉ cần phát lệnh chuyển tiền đến ngân hàng khi đã nhận được giấy báo nhận hàng.