1. Khái niệm hộ
1.1.1.6. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân
* Quan điểm về phát triển và phát triển kinh tế, phát triển bền vững
- Quan điểm về phát triển:
Theo quan điểm của Patchanee napracha and Alexxandra Steppens trong cuốn “Tallking hold of ruallif” thì “Phát triển là một quá trình thay đổi. Nó đòi hỏi sự hoàn thiện trong các lĩnh vực mà các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống”[14]. Nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu của con người ở mức độ cao trong mọi lĩnh vực, cả về đời sống vất chất và đời sống tinh thần, cả phát triển kinh tế và phát triển xã hội theo hướng văn minh nhân loại.
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với mức độ cao liên tục trong thời gian dài. Sự phát triển của nó dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả mà vẫn bảo vệ mô trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Về quan điểm phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân không tách rời với quan điểm phát triển bền vững nông thôn. Nội dung của quan điểm phát triển nông thôn là:
+ Đảm bảo nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
+ Phát triển kinh tế xã hội nông thôn gắn liền với giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Quan điểm phát triển bền vững kinh tế nông thôn đứng trên quan điểm tiếp cận hệ thống trong phát triển nông thôn. Quá trình phát triển kinh tế nông hộ có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng song ảnh hưởng sâu sắc có một số nhân tố sau:
Nhân tố nội tại của nông hộ Nhân tố thị trường
Nhân tố tự nhiên Nhân tố kỹ thuật Nhân tố xã hội
Trong đó chúng ta cần xét đến các nội dung cụ thể như ruộng đất, vấn đề kỹ thuật công nghệ và vấn đề nghèo đói.
* Những điều kiện phát triển kinh tế nông hộ của nước ta
- Về ruộng đất
Chính sách ruộng đất là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế hộ nông dân, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, luôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp.
Trước năm 1975, nước ta đã tiến hành các cuộc cải cách ruộng đất nhằm thực hiện người cày có ruộng, đặc biệt đến năm 1988 cả nước thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "Đổi mới quản lý trong nông nghiệp", vai trò chủ thể của hộ nông dân và vấn đề ruộng đất mới
cơ bản được đặt ra với nhận thức mới phù hợp với điều kiện của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề ruộng đất được giải quyết từng bước thông qua: Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật đất đai sửa đổi và bổ sung tháng 12/1998, tháng 12/2000. Trọng tâm của vấn đề là: quyền sử dụng lâu dài và 5 quyền là, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế.
Như vậy ta có thể kết luận:
+ Chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã giải quyết quan hệ giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu, là động lực mới thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Nhờ vậy hộ nông dân yên tâm sản xuất, yên tâm đầu tư, một bộ phận nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất tiểu nông, sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hoá.
+ Tuy nhiên 5 quyền trong luật chưa phù hợp chung trong cả nước, nhất là đối với từng địa phương cụ thể, trong đó có quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê đang bị thả lỏng.
Các hộ nông dân cần đứng trên quan điểm quản lý sử dụng đất đai bền vững trong quyền sử dụng lâu dài ruộng đất của hộ nông dân, nhằm:
+ Duy trì nâng cao sản lượng. + Giảm rủi ro sản xuất.
+ Bảo vệ tiềm năng, ngăn ngừa thoái hoá đất và nước. + Sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
+ Được xã hội và cộng đồng chấp nhận.
Kiểm soát được thị trường đất: một thị trường đất tất yếu sẽ hình thành, cần kiểm soát và có sự hướng dẫn của các cấp quản lý Nhà nước.
Giải quyết vấn đề hộ nông dân không có đất và sự hình thành kinh tế trang trại.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nông dân
Khoa học kỹ thuật chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người tiếp nhận khoa học kỹ thuật đó, trong đó việc kết hợp giữa các kiến thức hàn lâm và kiến thức bản địa là rất quan trọng.
Đối với hộ nông dân, vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật phải đứng trên các quan điểm sau đây:
+ Có tính khả thi về kỹ thuật.
+ Chi phí thấp, phù hợp với đầu tư của hộ nông dân. + Đáp ứng nhu cầu của nông dân địa phương.
+ Tôn trọng quyền của người sử dụng. + Giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.
+ Năng động và cho phép ứng phó khi điều kiện thay đổi.
+ Làm giảm sự nặng nhọc trong lao động đối với phụ nữ và trẻ em. Để làm được tốt công tác khuyến nông cần phải:
+ Tổ chức tốt hệ thống khuyến nông cơ sở. + Đào tạo khuyến nông viên tại chỗ.
+ Biên soạn, tài liệu, các chương trình phổ cập truyền thông khuyến nông phục vụ cho công tác khuyến nông.
+ Lồng ghép công tác khuyến nông vào các nhiệm vụ của chính quyền, tổ chức xã hội, cơ quan nghiên cứu...
- Xoá đói giảm nghèo
Đói nghèo hiện nay là vấn đề trọng tâm nan giải ở nông thôn, đây là cội nguồn của mọi vấn đề. Việt Nam là nước nghèo, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa và phân bố không đồng đều giữa các vùng.
Nguyên nhân của đói nghèo chủ yếu là do nguồn lực hạn chế, trình độ nhận thức thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, nhiều tập quán chi phối, không biết
cách làm ăn, thiếu dịch vụ, thông tin, khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên khuyến khích, thiên tai, bão lụt...
Để giải quyết vấn đề này, quan điểm cơ bản phải là: làm thế nào để hộ nông dân tự mình thoát ra khỏi cảnh đói nghèo thông qua việc hỗ trợ cho họ, với mục tiêu: nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện để họ thoát nghèo đói và lạc hậu, hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước [30].
Mục tiêu năm 2007 của Chính phủ là: giảm tỷ lệ đói nghèo, cung cấp đủ nước sinh hoạt, nâng cao kiến thức văn hoá, đời sống, kiểm soát dịch bệnh, phát triển giao thông, phát triển tiêu thụ sản phẩm và tín dụng nông thôn (chương trình 135 CP), có như vậy mới tạo điều kiện để các hộ nông dân đói nghèo phát triển kinh tế.
- Các vấn đề khác như: cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, phụ nữ và trẻ em... Những vấn đề này cũng luôn luôn phải được quan tâm một cách có hệ thống và đồng bộ với các vấn đề trên, nhằm tạo ra điều kiện đảm bảo cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng [30].