KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh (Trang 40 - 43)

1.9.1. Khái niệm

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hành hàng hoá, sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

1.9.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

1.9.2.1. Chứng từ sử dụng

- Hoá đơn, phiếu chi - Bảng kê chi phí - Bảng lương, bảng tính BHXH, BHYT, BHTN 1.9.2.2. Sổ sách sử dụng ­ Sổ chi tiết ­ Sổ cái ­ Sổ tổng hợp 1.9.3.Tài khoản sử dụng 1.9.3.1 Tài khoản sử dụng: TK 641: Chi phí bán hàng

Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2: + TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng. + TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì. + TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng. + TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm. + TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6418: Chi phí khác bằng tiền.

1.9.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản

Bên nợ:

Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ

Bên có:

Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ

1.9.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1). Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y, tế kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên bán hàng, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 334, 338, …

(2). Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 152, 153, 142, 242, …

(3). Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có 214 – Chi phí khấu hao TSCĐ

(4). Chi phí điện nước mua ngoài, chi phí điện thoại, … ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, …

(5). Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: - Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 335 – Chi phí phải trả

- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 111, 112, 331, 241,152, …

(6). Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn liên quan đến nhiều kỳ hạch toán, doanh nghiệp sử dụng TK 242, định kỳ tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

(7). Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá

- Trích lập dự phòng chi phí bảo hành, chi phí sửa chữa sản phẩm, hàng hoá: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 352 – Dự phòng phải trả

- Cuối kỳ kế toán sau, trường hợp trích bổ sung, ghi: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (6415)

Có TK 352 – Dự phòng phải trả Trường hợp hoàn nhập giảm vào chi phí, ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

Có TK 641- Chi phí bán hàng (6415)

(8). Sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội

Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331) nếu có (9). Chi trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản chi hộ liên quan đến uỷ thác xuất khẩu, ghi;

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)

(10). Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi; Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131, 111, 112, …

(11). Khi phát sinh các khoản phát sinh ghi giảm chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 111, 112, 331, …

Có TK 641 – Chi phí bán hàng

(12). Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh vào TK 911, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)