Kiểm tra các nghiệpvụ giảm Tài sản cố định

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Người dẫn dắt cho hiện tại và Người cố vấn sáng suốt cho tương lai" ppt (Trang 29 - 30)

II. Nội dung và trình tự Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định

2. Thực hiện Kiểm toán

2.3.2. Kiểm tra các nghiệpvụ giảm Tài sản cố định

Để kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ Kiểm toán viên phải xem xét các quyết định của Công ty về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, cho thuê tài chính, đánh giá lại tài sản hoặc bị thiếu, mất có được phê chuẩn và phù hợp với các quy định của chế độ tài chính hiện hành hay không. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ để đảm bảo rằng các tài sản đã được ghi giảm một cách đúng đắn.

Các mục tiêu quan trọng nhất trong Kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là: - Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra đều đã được ghi sổ.

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được phê duyệt đầy đủ.

Để đạt được mục tiêu trên, Kiểm toán viên có thể xây dựng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong năm Kiểm toán bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Tên TSCĐ giảm (tên, mã hiệu của đối tượng tài sản, quy cách, nước sản xuất)

+ Lý do giảm (nhượng bán, thanh lý, góp vốn kinh doanh, đánh giá giảm Nguyên giá

Ngày giảm TSCĐ

Khấu hao tích luỹ của tài sản

Giá bán, thanh lý, giá trị góp vốn được thoả thuận và chấp nhận của các bên tham gia liên doanh, liên kết.

Sau khi đã lập Bảng kê nói trên, cần phải cộng các chỉ tiêu (giá trị) của Bảng và đối chiếu các số liệu trên Bảng kê này với các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ và đối chiếu mức khấu hao tích luỹ; giá trị cón lại của TSCĐ; chi phí và thu nhập có liên quan đến giảm TSCĐ trong sổ chi tiết TSCĐ.

Thông thường khi tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản trong kỳ, KTV thực hiện các bước công việc sau:

- Nếu mua thêm tài sản mới trong năm thì phải xem các tài sản cũ có bị mang đi trao đổi, hay bị thanh lý hay không?

- Phân tích tài khoản thu nhập khác (TK 711) để xác định xem có khoản thu nhập nào thu được từ việc bán tài sản hay không?

- Nếu có sản phẩm bị ngừng sản xuất trong năm, thì cần điều tra về việc sử dụng các thiết bị dùng cho việc sản xuất sản phẩm này?

- Phỏng vấn nhân viên để xác định xem có tài sản nào được thanh lý trong năm hay không?

- Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản, để xem liệu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân giảm tài sản hay không?

- Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê xem có bị mất mát thiếu hụt tài sản không?

- Phân tích các chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế để xem tính đúng đắn của việc ghi chép các nghiệp tăng và giảm TSCĐ.

- So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trong các sổ kế toán chi tiết.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Người dẫn dắt cho hiện tại và Người cố vấn sáng suốt cho tương lai" ppt (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)