Kết quả kinh doanh của Công ty Chứng khoán Habubank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 36 - 41)

Dù gia nhập cuộc chơi khi TTCK Việt Nam đã hoạt động được 6 năm và chỉ mới hơn 1 năm hoạt động nhưng HBBS với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhân sự đến cơ sở vật chất, chiến lược và sự hỗ trợ đắc lực từ phía Ngân hàng mẹ đã đạt được được những thắng lợi ngoạn mục. Lợi nhuận trước thuế của HBBS chỉ 8 tháng hoạt động (07/04/2006 đến 31/12/2006) đạt 18.5 tỷ đồng, vượt 381% kế hoạch đặt ra, và trong năm 2007 lợi nhuận kinh doanh của CTCK Habubank đã tăng gấp 6 lần so với năm 2006, vốn điều lệ tăng 200% (từ 50 tỷ lên 150 tỷ đồng).

Bảng 2.1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HBBS Đơn vị: Triệu đồng Quý 2/2006 Quý 3/2006 Tháng 10+11 Cả năm Quý 1/2007 Doanh thu 2,804 2,472 3,037 15,495 17,630 LNST 2,077 1,438 2,278 13,320 15,120

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động các tháng của HBBS Từ bảng trên ta có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của HBBS tăng liên tục đặc biệt là quý 4/2006 và quý 1/2007. Mức tăng vượt bậc này cũng do quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm đó tăng rất mạnh. Tính đến thời điểm 31/3/2007, doanh thu của công ty chủ yếu là từ hoạt động môi giới và tự doanh chứng khoán (chiếm hơn 70%). Quý 3/2006 là giai đoạn thị trường trầm lắng, VNIndex giảm từ 632.69 điểm xuống khoảng 400 điểm, điều này cũng một phần gây tác động đến doanh thu của công ty làm doanh thu quý 3 giảm 11.84%, lợi nhuận sau thuế giảm 30.76%. Đến 31/3/2007, lợi nhuận trước thuế của công ty đã đạt trên 21 tỷ đồng, hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2007 (đề ra từ đầu năm là 42 tỷ)và đến cuối năm 2007 lợi nhuận đạt được là trên 120 tỷ.Từ đó ta có thể thấy được doanh thu của công ty còn phụ thuộc khá lớn vào xu thế chung của toàn thị trường.

Với số vốn ban đầu từ khi đi vào thành lập là 20 tỷ do Ngân hàng mẹ cung cấp, ngay những tháng đầu tiên HBBS đã chứng tỏ mình là bước đi chiến lược đúng đắn của Ngân hàng mẹ Habubank khi đạt được tỷ suất lợi nhuận trong năm 2007 là 27% và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là 300%.Bên cạnh đó trong năm 2007, HBBS đã đóng góp 104 tỷ đồng vào lợi nhuận trước thuế của Habubank và góp phàn làm tăng thêm nhiều khách hàng cho ngân hàng thông qua các hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư.

2.1.2.1. Với hoạt động môi giới chứng khoán

Cuối năm 2006 số tài khoản được mở tại công ty mới chỉ là 2774 tài khoản nhưng đến 31/03/2007, tổng số tài khoản lưu ký khách hàng đã mở tại Habubank Securities là trên 6000 tài khoản và đến cuối năm 2007 tổng số tài khoản là 8135 tài khoản tăng 293% so với năm 2006, trong đó có 3 tài khoản của cá nhân và 1 tổ chức nước ngoài. Có thể thấy mảng môi giới ở HBBS là rất mạnh, nó được thể hiện qua sự gia tăng nhanh chóng số tài khoản đựợc mở tại công ty. Điều đó thể hiện sự tin cậy của khách hàng đối với công ty.

Mặc dù vậy, tài khoản của cá nhân chiếm tỷ lệ lớn (chiếm tới 99%) và tài khoản của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Bảng 2.1.2: Số tài khoản được mở tại HBBS

Quý 2/2006 Quý 3/2006 Quý 4/2006 Cuối năm 2007

Cá nhân 543 823 1398 8130

Tổ chức 0 2 5 5

NĐT nước ngoài 0 0 3 4

Tổng 543 825 1406 8139

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động các tháng của HBBS

Mới đây, công ty cũng đã mở thêm đại lý nhận lệnh tại Hàng Trống nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của người dân.

Doanh số giao dịch khớp lệnh đạt trung bình từ 5 – 7% tổng thị trường, đưa tổng khối lượng giao dịch của công ty tăng đáng kể: Tổng giá trị giao dịch trên thị trường quý 4/2006 là 970,296.25 triệu đồng đã gấp 5 lần giá trị giao dịch của quý 2/2006 và gấp 1.5 lần quý 3/2006; tổng giá trị giao dịch hoạt động môi giới năm 2007 là 17,584,190,050,200VNĐ.

Bảng 2.1.3: Tổng giá trị giao dịch của HBBS

Quý 2 Quý 3 Quý 4

Triệu đồng Tỷ trọng(%) Triệu đồng Tỷ trọng(%) Triệu đồng Tỷ trọng(%) Cổ phiếu 99,156.59 58.6 313,774.42 48.2 764,192.31 78.8 Trái phiếu 70,074.81 41.4 336,686.58 51.8 206,103.94 21.2 Tổng 169,231.4 100.0 650,461 100.0 970,296.25 100.0

Nguồn: Báo cáo kinh doanh các tháng HBBS năm 2006 Đi cùng với sự gia tăng về doanh thu, số lượng tài khoản, phí môi giới cũng gia tăng. Phí môi giới quý 3/2006 gấp 3.5 lần quý 2/2006 và quý 4/2006 tăng gấp 7 lần quý 2/2006. Đặc biệt vào giai đoạn thị trường sôi động (cuối năm 2006 và đầu năm 2007), phí môi giới từ cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng phí thu được. Hoạt động môi giới của HBBS mới đi vào hoạt động từ tháng 6 nên doanh thu từ phí môi giới trái phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.1.4: Doanh thu từ phí môi giới của HBBS

Đơn vị: Triệu đồng

Phí cổ phiếu + CCQ Trái phiếu

Tổng Triệu đồng Tỷ trọng (%) Triệu đồng Tỷ trọng (%) Quý 2 311.16 91.76 27.93 8.24 339.09 Quý 3 980.62 83.78 189.91 16.22 1,170.52 Quý 4 2,314.35 97.4 61.88 2.6 2,376.22 Tổng 3,606.13 92.8 279.72 7.2 3,885.83

Nguồn: Báo cáo kinh doanh các tháng HBBS năm 2006

Có thể nói trong năm 2007, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng rất mạnh, giá trị giao dịch tăng rất cao, tương đương 3 lần so với năm 2006, do đó phí môi giới của các công ty chứng khoán thu được rất lớn. Tại HBBS, doanh thu từ phí môi giới là 49,235,732,141VNĐ chiếm 30% doanh thu của công ty và tăng 1267% so với năm 2006.

Ngoài các nhà đầu tư cá nhân, HBBS đã thu hút được một lượng lớn các khách hàng là các công ty uy tín như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin, Tổng công ty xây lắp máy Việt Nam Lilama...

2.1.2.2. Hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán

HBBS với tư cách là tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ giúp cho tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện các công việc cần thiết của một đợt phát hành, đồng thời đưa ra các cam kết chắc chắn nhằm đảm bảo cho đợt phát hành chứng khoán được thành công.

Được đánh giá là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, HBBS là một địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, trong năm 2006, HBBS đã bảo lãnh phát hành thành công đợt I trái phiếu 2 năm cho Vinashin với tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng. Vinashin tiếp tục chon HBBS là đơn vị bảo lãnh phát hành trái phiếu đợt II với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng thời hạn 5 năm. Năm 2007, Habubank Securities đã tư vấn và bảo lãnh phát hành thành công 8150 tỷ đồng trái phiếu, góp phần tích cực vào việc xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam. Cụ thể vào tháng 3/2007, Habubank Securities đã bảo lãnh phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu trong thời hạn 5 năm cho Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama. Trong đợt phát hành này, Lilama đã tin tưởng chọn CTCK Habubank làm đối tác duy nhất. Ngoài ra, Habubank Securities đã hỗ trợ Vinashin (Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam), Techcombank và VEC (Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam), công ty cổ phần Đầu tư Nam Đình Vũ... huy động hàng nghìn tỷ đồng qua trái phiếu.

Ngoài ra, trong những đợt phát hành mà HBBS không thực hiện bảo lãnh thì công ty có thể lại thực hiện vai trò làm đại lý phát hành chứng khoán.

2.1.2.3. Hoạt động tự doanh chứng khoán

Mặc dù hoạt động tự doanh cổ phiếu của công ty mới được triển khai nhưng đã đạt được những kết quả khả quan. Công ty đã chú trọng đầu tư trên cả hai thị trường niêm yết và thị trường OTC nhưng luôn đảm bảo tính an toàn cao. Trong quy trình tự doanh của công ty, điểm giới hạn lỗ được quy định rõ ràng, đó là khi giá trị thị trường của một loại chứng khoán giảm quá điểm giới hạn lỗ (15% giá trị vốn đầu tư) thì người quản lý số chứng khoán đó phải thực hiện bán toàn bộ số chứng khoán đang nắm giữ.

Đối với hoạt động tự doanh trái phiếu tại HBBS còn rất mới mẻ, chưa được triển khai rộng rãi.

Hoạt động Repo đang được đẩy mạnh do hoạt động Repo là hoạt động đem lại lợi nhuận cao cho công ty đồng thời hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển mạng lưới khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w