So sánh các chỉ tiêu của năm 07 và 06 (%)
1 Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán
6.931.527.482 8.967.384.969 117.18
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - -
3 Doanh thu thuần 6.931.527.482 8.967.384.969 117.18
4 Thu lãi đầu tư 5.245.148 7.378.000 140.66
5 Doanh thu hoạt động KDCK và lãi đầu tư
6.936.772.630 8.974.762.969 129.38
6 Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khóan
2.907.647.253 2.823.928.406 97.12 7 Lợi nhuận gộp 4.029.125.377 6.150.834.563 115.70 8 Chi phí quản lý 5.013.215.624 4.999.618.414 97.13 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
KDCK
726.589.452 1.151.216.149 158.44 10 LN từ hoạt động KDCK (38.215.664) (42.357.259) 110.84 11 Tổng LN trước thuế 688.373.788 1.108.858.890 161.08 12 LN tính thuế (LN trước thuế -
Lãi đầu tư)
683.128.640 1.101.480.890 161.24 13 Thuế TNDN phải nộp 191.276.019 308.414.649 161.24 14 Lợi nhuận sau thuế 491.852.621 800.444.241 138.05
(Nguồn: Phòng Kế toán, CTCK Hà Nội cung cấp)
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản trong 2 năm 2007 và 2008
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1 Cơ cấu tài sản (%)- Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 6.94 6,42
- Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 93.06 93,58
- Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn
vốn 68.31 73,48
3 Khả năng thanh toán (lần)Khả năng thanh toán nhanh 3.18 3,53
Khả năng thanh toán hiện hành 3.18 3,53
4 Tỷ suất lợi nhuận (%)- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 1.08 1,16
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
thuần 7.10 8,93
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn
chủ sở hữu 1.39 1,58
(Nguồn: Phòng Kế toán, CTCK Hà Nội cung cấp)
Nhận xét:
Năm 2006 là năm đầu tiên CTCK Hà Nội đi vào hoạt động. Chính vì vậy, Công ty đã phải bỏ ra khoản chi phí lớn để đầu tư cơ sở vật chất cũng như trả lương cho nhân viên. Cũng bởi đây là năm đầu tiên đi vào hoạt động nên kết quả hoạt động kinh doanh chỉ đạt được kế hoạch đã đề ra. Trong năm này, với sự khởi sắc của TTCK, doanh thu Công ty thu được từ hai nguồn chủ yếu là phí môi giới giao dịch và tự doanh chứng khoán. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty đều ở mức vừa phải và thấp. Đây cũng là kết quả tất yếu của hầu hết các doanh nghiệp khi mới bắt đầu đi vào hoạt động.
Năm 2007, Công ty đã dần mở rộng các dịch vụ chứng khoán của mình. Dịch vụ môi giới đã có những bước tiến lớn khi thu hút được thêm nhiều tài khoản và gia tăng giá trị giao dịch. Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn đầu tư cũng đạt được nhiều kết quả khả quan và đóp góp vào cơ cấu doanh thu của Công ty. Trong năm 2007, Công ty đã lần lượt dành được nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết của các doanh nghiệp uy tín như: Vinaconex 3, Vinaconex 6, Vinaconex 7, Công ty Thương mại và dịch vụ Xi măng… Ngoài ra, năm 2007 cũng đánh dấu nhiều đợt IPO trong cả nước, trong đó CTCK Hà Nội đã được chọn làm đại lý đấu giá như: Đấu giá Công ty tài chính Handico, Tổng Công ty bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công ty bia rượu và nước giải khát Hà Nội (Habeco), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) …
Về cơ bản, các chỉ tiêu tài chính của Công ty trong năm 2007 tốt hơn năm 2006. Điều này được giải thích bởi một số lý do sau:
• Năm 2007, Công ty có doanh thu cao hơn do các dịch vụ môi giới, tư vấn, đấu giá… có nhiều thuận lợi do TTCK phát triển cũng như Công ty đã tạo dựng được những uy tín nhất định đối với các nhà đầu tư sau một năm đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, năm 2007 Công ty đã có thể giảm một phần chi phí hoạt động và chi phí quản lý do hoạt động của Công ty đã đi vào khuôn khổ. Do đó, lợi nhuận công ty thu được trong năm 2007 cao hơn nhiều so với năm 2006.
• Sau đợt tăng vốn vào tháng 3/2007, tổng nguồn vốn hiện có của công ty đã tăng thêm 14%, chính sự kiện này cùng với kết quả hoạt động kinh doanh đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cụ thể, năm 2007 tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn của Công ty là 26.52 tương ứng với tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn là 73.48%.
• Báo cáo tài chính năm 2007 còn cho ta thấy các chỉ tiêu về nguồn vốn đều có lợi. Cụ thể, Tỷ lệ nguồn vốn vay/ Tổng nguồn vốn là 26.52% thấp hơn so với cùng kỳ năm 2006 là 31.69%. Nhờ đó, tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng lên 73.47% cao hơn 68.31% của năm 2006. Cơ cấu nguồn vốn cho sự thay đổi là do hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm 2007 tốt hơn năm 2006.
• Trong năm 2007, do doanh thu từ các dịch vụ chứng khoán của Công ty đều tăng trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý đều giảm so với năm 2006 nên các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời trong năm đều tăng so với năm 2006.
2.2. Thực trạng dịch vụ chứng khoán dành cho khách hàng VIP của Công ty chứng khoán Hà Nội
2.2.1. Sơ lược về chất lượng dịch vụ chứng khoán của Công ty
CTCK Hà Nội luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ thông tin tư vấn cho người đầu tư; Phối kết hợp thường xuyên và đồng bộ với các tổ chức tài chính - tín dụng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam để đưa ra các dịch vụ tiện ích như cho vay cầm cố, cho vay ứng trước tiền cổ tức và tiền bán chứng khoán, cho vay kinh doanh chứng khoán niêm yết. Không những thế, trong năm 2007, Công ty đã có sự điều chỉnh một cách linh hoạt chính sách phí giao dịch đối với khách hàng, phù hợp với điều kiện thị trường nên đã thu hút được đông đảo các nhà đầu tư.
Môi giới chứng khoán là hoạt động chủ đạo và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho hầu hết các Công ty chứng khoán trong thời gian đầu hoạt động, trong đó có CTCK Hà Nội. Công ty đã nghiên cứu và ban hành quy trình môi giới riêng cho mình ngay từ buổi đầu hoạt động. Công ty cũng đưa vào sử dụng những phần mềm giao dịch hiện đại nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động môi giới của mình. Với những cố gắng đó, nghiệp vụ môi giới tại Công ty đã không ngừng phát triển, trở thành nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn cho Công ty.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ tư vấn của Công ty ngày càng được khách hàng đánh giá cao và đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Tại Công ty, sản phẩm của dịch vụ tư vấn trải dài từ tư vấn chung, tư vấn bằng lời cho đến tư vấn bằng các báo cáo phân tích và khuyến nghị chi tiết, cụ thể bình luận về nền kinh tế, các sự kiện hiện hành, biến động của thị trường và từng loại chứng khoán.
Cũng trong năm 2007 HSSC đã tiến hành nâng cấp trang tin điện từ http://www.hssc.com.vn với giao diện mới thân thiện hơn, nội dung phong phú hơn và khả năng truy cập nhanh hơn nên đã đảm bảo việc truyền tải thông tin tới khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời, được đánh giá là một trong những trang thông tin được ưa thích nhất hiện nay.
Với phương châm luôn cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm đem đến sự hài lòng và hiệu quả đầu tư tốt nhất cho khách hàng, đội ngũ nhân viên môi giới của CTCK Hà Nội đã được xây dựng, đào tạo một cách chuyên sâu về kỹ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp. Bộ phận môi giới được chia thành 2 nhóm chính: nhóm phục vụ khách hàng trong nước và nhóm phục vụ khách hàng nước ngoài. Nhóm phục vụ khách hàng nước ngoài được chuyên môn hóa đến nhóm khách hàng nói tiếng Trung Quốc, nói tiếng Pháp và nói tiếng Anh. Trong mỗi nhóm khách hàng cũng được phân loại đến khách hàng cá nhân và khách hàng có tổ chức. Sự
chuyên môn hóa này giúp Công ty có thể thiết kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp theo nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
Chất lượng dịch vụ tư vấn, môi giới giao dịch của Công ty luôn được khách hàng đánh giá cao kể từ ngày thành lập cho đến nay. Đến hết tháng 04/2008 tổng số nhà đầu tư đã mở tài khoản tại Công ty là hơn 12.879 tài khoản, trong đó bao gồm nhiều tổ chức trong và ngoài nước.
Nhằm hiện đại và chuyên nghiệp hóa các dịch vụ chứng khoán Công ty đã đầu tư gần 3 triệu USD cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống giao dịch phục vụ nhà đầu tư và kết nối chuyển lệnh trực tiếp đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khóan Hà Nội.
2.2.2. Những kết quả đã đạt được về chất lượng dịch vụ chứng khoán dành cho khách hàng VIP tại CTCK Hà Nội.
Nếu như các CTCK khác đang hoạt động trên thị trường quan niệm rằng: “Khách hàng VIP là những khách hàng giao dịch tại Công ty chứng khoán với số lượng giao dịch lớn trong thời gian dài và tạo ra thu nhập cho Công ty”, thông thường là có số dư tiền và chứng khoán phải trên 3 tỷ đồng thì CTCK Hà Nội lại đưa ra quan niệm khác, khi đó, khách hàng VIP là những khách hàng lớn và thân thiết. Tiêu chí để trở thành khách hàng VIP của CTCK Hà Nội là khách hàng phải có tổng số dư tiền và chứng khoán trong tài khoản tại Công ty tối thiểu 2 tỷ đồng hoặc có mức phí giao dịch tối thiểu 10 triệu đồng trong một tháng. Như vậy, với quan niệm này, đối tượng khách hàng VIP mà Công ty hướng đến sẽ đa dạng hơn.
Ngay từ khi thành lập đến nay, Công ty đã vạch ra cho mình một chiến lược khách hàng để các bộ phận thực hiện và đã đạt được những kết quả to lớn. Sự lớn mạnh trong hoạt động môi giới và tư vấn dành cho khách hàng VIP được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: Số lượng tài khoản khách hàng VIP mở tại Công ty, doanh số giao dịch và doanh thu môi giới, chất lượng dịch vụ chính và các dịch vụ bổ trợ.
Số lượng tài khoản của khách hàng VIP:
Ra đời vào năm 2006 chính là giai đoạn phát triển nhanh nhất của TTCK, vì vậy Công ty đã đón đầu và phát triển nhanh chóng số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch. Tính đến cuối tháng 4 năm 2008, trong tổng số hơn 12.879 tài khoản được
mở tại Công ty thì có đến 347 tài khoản khách hàng VIP, chiếm 2,694 %. Đáng lưu ý là trong số này có 37 tài khoản giao dịch của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Đài Loan đều là những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và có ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Từ khi ra đời, CTCK Hà Nội luôn là điểm đến tin cậy của nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Điều đó được thể hiện ở số lượng tài khoản khách hàng không ngừng tăng lên. Thực trạng về số lượng tài khoản của khách hàng được thể hiện rõ nét qua bảng thống kê sau:
Bảng 3: Số lượng tài khoản mở tại CTCK Hà Nội qua các tháng: