Giới hạn của đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 76)

4.1.1 Mẫu nghiên cứu.

Mặc dù hiện có hơn 150 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, nhưng tác giả chỉ chọn mẫu 30 công ty quan sát đo lường cho thị trường ở các ngành như khai khoáng, bất động sản, buôn bán và bán lẻ, sản xuất, dịch vụ …vì theo thống kê học mẫu nghiên cứu từ 30 trở lên là có thể kiểm định ý nghĩa thống kê. Nếu so sánh với số lượng công ty niêm yết được chọn làm quan sát với nghiên cứu của Cheung, Connelly, Limpaphayom, Zhou (2003) về các nhân tố ảnh hưởng tính minh bạch và công bố thông tin của Doanh nghiệp niêm yết tại hai nước HongKong là 145 và Thái Lan 265 thì số quan sát của nghiên cứu này vẫn còn khá nhỏ. Do đây cũng là đề tài cá nhân, thời lượng và khả năng không cho phép nghiên cứu quy mô hơn.

4.1.2. Các nhân tốảnh hưởng đến tính minh bạch.

Như đã trình bày ở Chương 3, ngoài các đặc điểm (nhân tố) về tài chính ảnh hưởng

đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết còn có các đặc điểm về quản trị

doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tính minh bạch như mức độ tập trung vốn chủ, cơ cấu hội

đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị mà tác giả chưa thu thập số liệu để nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả chưa có điều kiện xác định được các đặc điểm về quản trị

doanh nghiệp có ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hay không. Sự giới hạn này cũng làm hạn chế đi những đề xuất và gợi ý chính sách khác có ích trong việc phát triển thị trường chứng khoán và nâng cao tính minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết.

4.1.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trong đề tài này tác giả chỉ khảo sát 30 doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP.HCM

để nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu lớn hơn (có thể 60 hay 100), đồng thời số lượng bảng mẫu đánh giá nên tăng thêm (có thể là 50) cho một doanh nghiệp niêm yết so với 20 nhà đầu tư trong nghiên cứu này.

Tiếp tục đưa thêm các yếu tố (biến độc lập) về đặc điểm quản trị vào trong mô hình nghiên cứu, để xem xét ảnh hưởng của các biến này như thế nào đến mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Nghiên cứu này, tác giả chỉ lấy đại diện một số công ty trong các ngành khác nhau lập thành mẫu nghiên cứu 30 doanh nghiệp niêm yết, hướng tiếp theo có thể nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến minh bạch thông tin trong từng nhóm ngành riêng biệt.

4.2. Một sốđề xuất đối với doanh nghiệp nhằm gia tăng mức độ minh bạch và thu hút vốn đầu tư vốn đầu tư

4.2.1.Doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính

Ngoài các chỉ số về khả năng thanh toán, tình trạng nợ, các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ROE, ROI, ROA…), doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính. Chỉ số Q khác biệt với các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi ở chỗ nó thể hiện mức độ đầu tư cao và khả năng sinh lợi cao ở tương lai trong việc sử

dụng các nguồn tài chính. Khác biệt giữa chỉ số Q và chỉ số M/B nằm ở chỗ chỉ số Q sử

dụng giá trị thị trường của các khoản nợ và vốn cổ phần. Doanh nghiệp có chỉ số Q lớn hơn 1 sẽ có động lực đầu tư cao hơn doanh nghiệp có chỉ số Q nhỏ hơn 1. Doanh nghiệp có chỉ

số Q cao thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt.

Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ giải thích rõ trong việc đưa chỉ số Q vào báo cáo tài chính, nhằm cho nhà đầu tư biết tiềm lực và khả năng đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp.

4.2.2.Doanh nghiệp cần chú trọng về công tác quan hệ với nhà đầu tư và công chúng

Thứ nhất, cần chấp nhận đầu tư chi phí thiết lập bộ phận chuyên trách về quan hệ với nhà đầu tư - IR (Investor Relations). Hiện tại, những DN lớn đã thành lập riêng cho mình một bộ phận chuyên trách như vậy và xác định rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận liên quan đến chất lượng của bản báo cáo. Mặc dù DN mong muốn nâng chất lượng thông tin công bố, nhưng nếu không đầu tư nghiêm túc vào khâu soạn thảo, phân tích và thiết kế

thì hiệu quả công bố mang lại sẽ không được cải thiện đáng kể.

Thứ hai, DN cũng cần cần hiểu rằng, xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng cũng không kém phần quan trọng với nhà đầu tư. Điều này có nghĩa DN không chỉ công bố thông tin về mình theo hướng dẫn của các mẫu BCTN, mà DN cần công bố bổ sung các cam kết

công khai của mình về các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, cũng như trách nhiệm mà công ty sẽ thực hiện đối với cộng đồng.

4.2.3. Phân tích và đánh giá những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong mẫu báo cáo thường niên của Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh được nêu qua báo cáo của HĐQT và báo cáo của ban giám đốc. Các báo cáo này đều cung cấp thông tin về tình hình hoạt động hiện nay và mục tiêu trong tương lai. Tuy nhiên, các báo cáo chỉ dừng ở mức độ "đưa thông tin" hơn là "phân tích, đánh giá". Vì bí mật kinh doanh, việc các công ty ngại "nói rõ, nói thẳng" là điều có thể chấp nhận. Nhưng nói như vậy không có nghĩa ban quản trị lờđi việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty cho các cổđông. Các cổđông, ngoài những thông tin được nêu ra, cần những phân tích, đánh giá của ban quản trị về tác động của giá dầu, giá vàng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá… đến hoạt động kinh doanh.

Rủi ro kinh doanh là điều mà các báo cáo ít đề cập. Phân tích những rủi ro gặp phải trong kinh doanh sẽ giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn về những thách thức trong tương lai. Khả năng xuất hiện những sản phẩm mới đe dọa đến sự tồn tại sản phẩm của doanh nghiệp; tình hình lạm phát có khiến người tiêu dùng giảm nhu cầu đối với sản phẩm hay không...? Đối với các công ty địa ốc, thông tin về đất đai sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp ...? Những sự kiện pháp lý như các vụ kiện chống bán phá giá trong các doanh nghiệp xuất khẩu hay những cáo buộc vi phạm bản quyền... thường dễ bị một số người lợi dụng để tung tin đồn thất thiệt nhằm làm thay đổi giá cổ phiếu. Do đó, cần thông tin về

những vấn đề này cho cổđông nắm rõ.

4.2.4. Công bố những giao dịch liên quan đến cổ phiếu của doanh nghiệp.

Các thông tin về giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài, của cổđông chiến lược, của ban quản trị công ty thường được công bố ra bên ngoài trước khi diễn ra. Tuy nhiên, khi kết thúc năm tài chính, đại chúng cần có thông tin tổng hợp về những hoạt động

đó. Giao dịch của các thành viên ban quản trị được nhiều nhà đầu tư chú ý vì nó chứa đựng thông tin dự báo về giá cổ phiếu. Trong thời gian vừa qua, có xuất hiện tin đồn xung quanh việc bán cổ phiếu của các thành viên HĐQT và ban kiểm soát. Thay vì giải thích, Doanh nghiệp nên thể hiện trong báo cáo để công bố rộng rãi ra công chúng.

Các công ty tại Việt Nam đều công bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp, ít công ty nào công bố kế hoạch 5 năm tiếp theo. Do vậy, các nhà phân tích, nhà đầu tư chưa đủ cơ sở để nhìn xa hơn về tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch tài chính là những mục tiêu

định lượng rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp. Các mô hình định giá tính toán giá trị

nội tại của cổ phiếu mà công chúng sử dụng rất cần những thông tin định lượng như thế. Vì vậy, việc công bố những kế hoạch tài chính tương lai của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

4.2.6. Áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau.

Những vấn đề trên cho thấy, báo cáo thường niên ở Việt Nam cần phải có những đổi mới nhằm phù hợp với sự phát triển của TTCK và nhu cầu thông tin của đại chúng. Hiện nhiều doanh nghiệp đang hướng đến niêm yết trên TTCK quốc tế, do vậy các báo cáo thường niên Việt Nam nên hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh những báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các báo cáo thường niên phải được thiết lập theo các chuẩn mực kế toán khác nhau (như chuẩn mực kế toán quốc tế IAS hay GAAP của Mỹ...) và ngôn ngữ tiếng Anh cho các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng.

4.2.7. Xây dựng hội đồng kiểm toán nội bộđộc lập và đầy đủ quyền hạn.

Vai trò của nhà quản trị đối với chất lượng BCTC là tính "tùy tiện trong quản trị". Nhà quản trị thường tùy tiện "cải thiện" nội dung kinh tế của các con số kế toán nhằm chuyển tải thông tin mang ý đồ cá nhân bằng cách lựa chọn phương pháp kế toán có chủ đích. Ví dụ, giảm khoản dự phòng nợ xấu do đánh giá tình hình tài chính của khách hàng đã

được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, có quá nhiều nhà quản trị lạm dụng việc này để tô hồng thu nhập, tô hồng BCTC.

Báo cáo tài chính cần phải được thông qua bởi HĐQT của công ty. Nhiều công ty chỉ định một hội đồng kiểm toán nội bộ để giám sát tiến trình lập BCTC. Hội đồng này thường

được giao phó quyền lực rất lớn và trách nhiệm có liên quan tới nhiều mặt của tiến trình lập báo cáo, bao gồm việc giám sát các phương pháp kế toán, quy trình kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Một hội đồng kiểm toán nội bộđộc lập và đầy đủ quyền hạn là một cơ chế kiểm soát quan trọng, đóng góp vào chất lượng của hệ thống BCTC.

4.3. Các gợi ý chính sách nhằm gia tăng minh bạch thông tin trên TTCK. 4.3.1. Phát triển các hình thức và nội dung công bố thông tin 4.3.1. Phát triển các hình thức và nội dung công bố thông tin

* Nhanh chóng thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thành lập tổ chức

định mức tín nhiệm đểđánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành chứng khoán và các tổ chức có chứng khoán niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán là rất cần thiết. Tổ

chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính trên thị trường. Từđó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực cho nghiệp vụ tư

vấn đầu tư của các công ty chứng khoán.

* Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền thông tin về TTCK. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết nhất là những người quan tâm đến TTCK. Có thể thấy rằng, đây là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính công khai và dễ dàng tiếp cận của thông tin. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí... phối hợp cùng Ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến TTCK; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về

chứng khoán, về TTCK cho công chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ này. Đây là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định nào đó.

* Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở VN, hầu như không có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên TTCK. Với tình hình hiện nay, rò rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thông tin không chính xác. Điều này càng bị phóng đại khi mà các nhà đầu tưở nước ta đa phần là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từđó, giá chứng khoán bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn? Tất cảđều không được kiểm soát và giá chứng khoán bị tác động bởi nhân tố con người rất nhiều.

4.3.2. Thực hiện khiêm khắc biện pháp chế tài và phát huy biện pháp thị trường.

Mặc dù các quy định về công bố thông tin đều đã được ban hành, nhưng khi mà phần lớn DN đều đang cung cấp thông tin mơ hồ cho nhà đầu tư mà không sợ sự trừng phạt của thị trường vì nhà đầu tưđang phải quan sát một đám đông đồng thuận lớn đến như vậy, thì

gần như sẽ không DN nào dại gì mà tự nguyện đơn độc một mình đứng ra ánh sáng, vì lợi ích mang lại không đủ bù đắp thiệt hại. Như vậy, giải pháp căn cơ là làm sao để có được một thị trường mà mọi DN "đều muốn đứng ngoài ánh sáng" và khi đó không DN nào dám đơn

độc đứng trong bóng tối. Nếu DN nào làm như vậy sẽ đồng nghĩa với việc phá sản: không nhà đầu tư nào dám mua cổ phiếu do DN này phát hành; không ngân hàng nào dám cho vay; và không nhà cung cấp nào dám duy trì chính sách tín dụng trả chậm… Để có được thành quả này, thiết nghĩ cần kết hợp đồng thời biện pháp hành chính và biện pháp thị trường:

* Trước hết, trong cái vòng luẩn quẩn hiệu ứng đám đông - chất lượng thông tin thấp - thiệt hại cho nhà đầu tư và thiệt hại cho cả DN, thì biện pháp chế tài mạnh mang tính răn đe nghiêm khắc là cần thiết để chuyển hiệu ứng đám đông từ tiêu cực sang tích cực. Chúng ta có thể hình dung về tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông qua ví dụ sau: làm sao để mọi người khi ra đường đều đội mũ bảo hiểm? Mọi người đều biết lợi ích của đội mũ

bảo hiểm lớn hơn những phiền toái khi phải mang theo nó, nhưng vẫn không ai chịu đội khi nhìn thấy xung quanh mọi người chẳng ai đội. Nhưng khi quy định được ban hành kèm biện pháp chế tài mạnh thì hiệu ứng đám đông lại phát huy vai trò tích cực, lúc này những người không chịu đội mũ bảo hiểm sẽ cảm thấy rủi ro cao hơn khi bị tách khỏi đám đông. Biện pháp đi kèm là tạo động lực cá nhân để những người dân chấp hành mang tính chiếu lệ, bằng cách cho họ thấy đội mũ bảo hiểm giúp bảo toàn tính mạng như thế nào.

* Thứ hai, trong thị trường tài chính cũng vậy: việc phát triển mạnh mẽ các nhà đầu tư có tổ chức, những nhà đầu tư luôn dựa vào phân tích cơ bản để chọn lựa và hình thành môi trường cạnh tranh công bằng sẽ tạo áp lực buộc các công ty đại chúng phải tự nguyện nâng chất lượng công bố thông tin, nếu những DN này muốn gia tăng giá trị thị trường của mình.

4.3.3. Bổ sung bảng báo cáo vốn cổ phần của cổđông.

Theo Luật Chứng khoán, có 3 loại báo cáo tài chính mà công ty công bố cho đại chúng là: bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và kèm theo đó là báo cáo thuyết minh tài chính. Tuy nhiên, bảng báo cáo vốn cổ

Một phần của tài liệu Thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)