13 Lợi nhuận sau thuế 737.2 854.2 1252.3 117.0 15.9 398.1 46
2.3.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp nó quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Các yếu tố cơ bản như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
Các doanh nghiệp đều phải chấp nhận sự ảnh hưởng chung của các yếu tố này muốn có được một chiến lược hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ các yếu tố này để từ đó doanh nghiệp mới rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu có liên quan đến cơ hội và nguy cơ mà hoạt động kinh doanh hay gặp phải.
Nguy cơ đe dọa từ
Năng lực thương lượng Năng lực thương lượng
của khách hàng của nhà cung cấp ĐỐI THỦ TIỀM ẨN CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH MẬT ĐỘ CỦA CÁC NHÀ CẠNH TRANH KHÁCH HÀNG NHÀ CUNG CẤP
đối thủ cạnh tranh mới
sản phẩm thay thế Nguy cơ đe dọa từ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng quát của môi trường vi mô 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Việc xác định và nắm rõ đối thủ cạnh tranh của mình là việc sống còn của doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Trong giai đoạn này những doanh nghiệp nào mạnh về vốn thì chắc chắn lợi thế cạnh tranh của họ sẽ rất lớn họ sẽ mua được giá rẻ và cạnh tranh rất tốt về giá. Do đó chúng ta cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để từ đó sẽ đưa ra được các quyết sách phù hợp với từng đối thủ cụ thể nhằm đảm bảo vị thế của mình trên thương trường.
Hiện nay đối thủ cạnh tranh của Công ty Ô Tô Thái Dương chính là các doanh nghiệp kinh doanh loại xe du lịch được lắp ráp trong nước của các nhãn hiệu như Toyota, Mitsubishi, Isuzu, Kia do được lắp ráp trong nước nên sản phẩm của doanh nghiệp vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt về giá, thương hiệu, chế độ bảo hành nên có thể nói sản lượng bán ra hàng tháng của các dòng xe du lịch tương đối không nhiều. Đồng thời doanh nghiệp cũng gặp phải sự cạnh tranh từ các đơn vị cùng kinh doanh các chủng loại xe du lịch Hyundai nhập khẩu.
Ngoài sản phẩm xe du lịch nhập khẩu Công ty TNHH Ô Tô Thái Dương còn cung cấp và phân phối các loại ô tô tải chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc với các nhãn hiệu Hyundai, Daewo, Faw, … cũng gặp phải sự cạnh tranh của các dòng sản phẩm khác như Kia, Foton của Trường Hải; Vinaxuki của nhà máy Xuân Kiên; Cửu Long, Howo của TMT và hàng loạt các nhãn hiệu khác như Shinye, Hoyin.
Điểm bất lợi của doanh nghiệp so với các đối thủ chính là việc phân phối lại từ chính các đối thủ nên không mang lại hiệu quả nhiều nếu áp dụng chính sách giá như chính đối thủ. Bên cạnh đó, việc áp dụng giá bán của các đối thủ cũng mang lại sự cạnh tranh khốc liệt hơn.
2.3.2.2. Khách hàng
Khách hàng là yếu tố sống còn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có khả năng ảnh hưởng đến vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu, thị hiếu khách hàng là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà Công ty đã đề ra. Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình hệ thống phân tích đánh giá khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai vì đây chính là định hướng quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch về bán hàng, hậu mãi, marketing.
Khách hàng chủ yếu hiện nay của doanh nghiệp là các cá nhân, các công ty và một nguồn khác cũng rất quan trọng là thông qua các cuộc đấu thầu hay chào hàng cạnh tranh. Ngoài ra hệ thống đại lý cấp hai cũng cung cấp cho công ty một số lượng khách hàng khá lớn. Từ các nguồn này doanh nghiệp đã có được một lượng khách hàng trung thành khá lớn song song đó qua công tác tiếp thị bán hàng doanh nghiệp cũng xây dựng được cho mình danh sách khách hàng tiềm năng. Công ty cũng đã xây dựng được mối quan hệ rất tốt từ các nhà cung cấp, nhà nhập khẩu, phân phối và cũng đã nhận sự hỗ trợ rất tốt từ họ.
Hiện nay, chế độ hậu mãi cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì quan hệ với khách hàng cũng như phát triển khách hàng tiềm năng.
2.3.2.3. Nhà cung cấp
Những sản phẩm ô tô tải, xe du lịch mang thương hiệu Hyundai, Daewo mà hiện nay doanh nghiệp đang kinh doanh được cung cấp từ các nhà máy lắp ráp hoặc nhập khẩu bởi những công ty, nhà máy có tiềm lực mạnh nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh ô tô như nhà máy Đồng Vàng, Thành Công Auto, Đông Nam Auto, Hoàng Gia Auto. Ngoài ra, họ còn cung cấp cho doanh nghiệp các loại phụ tùng, linh kiện chính hãng được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Đối với dòng xe tải Trung Quốc nhập khẩu và lắp ráp trong nước thì được cung cấp bởi công ty Hoàng Trà - tổng đại lý độc quyền của tập đoàn FAW tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty cũng có phân phối các dòng sản phẩm của các nhà máy lắp ráp khác trong nước như Hino, Isuzu, Mitsubishi, …
Chính sách giá của nhà cung cấp dành cho từng đơn vị là khác nhau, vô hình chung tạo cho một số doanh nghiệp có được lợi thế nhất định so với
doanh nghiệp khác. Việc cạnh tranh trực tiếp với nhà cung cấp cũng mang lại nhiều bất lợi hơn cho Công ty Thái Dương trong điều kiện kinh doanh và thị hiếu khách hàng ngày càng khó khăn hơn.
2.3.2.4. Sản phẩm thay thế
Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán sẽ dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp bị giảm sút. Các sản phẩm thay thế xuất hiện do cải tiến công nghệ, gia tăng phụ tùng trong nước nên giá thành sẽ hạ chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Doanh nghiệp muốn có được kết quả kinh doanh tốt thì cần phải dành ra một ngân sách cho việc nghiên cứu phát triển đồng thời phải tiến hành dự báo và phân tích xu hướng phát triển của sản phẩm nhằm nhận diện được các nguy cơ từ sản phẩm thay thế để đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp.
Hiện nay, trên thị trường ô tô tải tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày càng xuất hiện nhiều chủng loại xe, nhãn hiệu xe Trung Quốc với giá cả rất cạnh tranh như Forcia, DongFeng, Emc, Honor với nhiều chủng loại xe tải tương tự với giá bán thấp hơn đã phần nào làm cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp trở ngại phần nào. Đứng trước khó khăn đó công ty đã chủ động đề nghị với nhà cung cấp có chính sách giá phù hợp, cải tiến mẫu mã nên đã hạn chế được phần nào thiệt hại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các dòng sản phẩm thương hiệu Việt đang được sự đón nhận của thị trường do giá cả phù hợp với kinh tế của khách hàng. Đây là mối lo lớn nhất cho việc thay thế các sản phẩm nhập khẩu mà Công ty đang kinh doanh. Một số nhà sản xuất trong nước là: tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco), Công ty ô tô Trường Hải (Thaco), Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên (Vinaxuki), …
2.3.2.5. Đối thủ tiềm ẩn
Thị trường ngành ô tô hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là về vốn, nó đã khiến cho nhiều doanh nghiệp rời khỏi ngành nhưng đồng thời cũng có thêm nhiều doanh nghiệp có khả năng tài chính cao với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề tham gia vào ngành làm cho tính cạnh tranh trong nội bộ ngành ngày càng cao.
Hiện nay, sản phẩm ô tô chiếm lĩnh trên thị trường đa phần có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc với hàng loạt nhãn hiệu, chủng loại phong phú. Theo thống kê hiện nay, riêng Trung Quốc có hơn 50 nhãn hiệu tham gia tại thị trường Việt Nam. Trong tương lai, thị trường sẽ có thêm các sản phẩm ô tô có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia như Tata, Jrd, Fairy, đây chính là các đối thủ tiềm ẩn nặng ký đủ sức thách thức.
2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE
Các yếu tố bên ngoài Mức quan
trọng Phân loại
Số điểm quan trọng
Thị trường tiêu thụ 0.10 2 0.20
Tỷ gia hối đoái 0.10 3 0.30
Công nghệ sản xuất 0.11 3 0.33
Nguồn cung cấp 0.11 4 0.44
Đối thủ cạnh tranh 0.11 3 0.33
Sản phẩm thay thế 0.10 1 0.10
Lãi suất ngân hàng 0.12 4 0.48
Yếu tố hội nhập 0.08 3 0.24
Hố trợ của chính phủ 0.08 4 0.32
Chính sách vĩ mô 0.09 2 0.18
Tổng cộng 1.00 2.92
(Nguồn: phòng Marketing – Công ty Thái Dương)