Các tác động của hoạt động đầu tư đến sự phát triển của công ty 4.1.Kết quả kinh doanh từng năm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng (Trang 43 - 47)

4.1.Kết quả kinh doanh từng năm

Trong những năm qua, sản phẩm của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã có vị trí xứng đáng trên thị trường. Nhờ chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua cũng rất khả quan như sau:

Bảng 15: Kết quả kinh doanh từng năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng GTSL 335325 341917 390112 418034 498203 Tổng doanh thu 370228 434537 530192 628976 648402 Tổng chi phí 369397 433708 529390 628187 647602 Lợi nhuận PS 831 829 802 789 800 Nộp ngân sách 12990 13939 12424 15687 16744

Qua sơ đồ ta thấy các chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng của Công ty tăng đều qua các năm, mức tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể về chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng: năm 2003/2002 tăng 101.97%, năm 2004/2003 tăng 114.1%, năm2005/2004 tăng 107.16%, năm 2006/2005 tăng 119.2%. Giá trị tổng sản lượng tăng cho thấy trong những năm qua hoạt động tiêu thụ các Công ty thuận lợi. Để đánh giá chính xác hơn cần phân tích chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận.

Trong những năm qua doanh thu thuần của Công ty tăng đều hàng năm đây chính là tín hiệu đáng mừng đối với bất kì doanh nghiệp kinh doanh nào. Doanh thu tăng đều và tăng nhiều hơn so với so với giá trị tổng sản lượng là điều rất tốt.

Qua biểu lợi nhuận hàng năm, ta dễ dàng nhận thấy lợi nhuận phát sinh không những không tăng mà còn giảm. Năm 2002 mức lợi nhuận là 831 triệu đồng thì năm 2006 giảm xuống còn 800 triệu đồng. Tại sao doanh thu tăng đều qua các năm mà lợi nhuận thật sự của công ty lại giảm đi như vậy. Nguyên nhân có thể là do những năm gần đây giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng và tăng nhanh hơn mức tăng giá bán. Trong khi doanh thu vẫn tăng là do giá thành sản xuất tăng dẫn tới tăng giá bán ( năm 2006 giá bán các sản phẩm cao su tăng khoảng 18%), tăng doanh thu mà lợi nhụân không tăng.

4.2.Thị phần của công ty

Hiện nay, trong ngành cao su, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng phải cạnh tranh khá quyết liệt với nhiều đối thủ đặc biệt là Công ty cao su Đà Nẵng và Công ty cao su Mina là hai doanh nghiệp có thị phần khá cao trong thị trường sản phẩm cao su Việt Nam, ngoài ra là các sản phẩm nước ngoài và hàng nhập lậu. Thị trường chủ yếu của công ty là ở miền Bắc. Song khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở miền Trung và miền Nam tăng lên rõ rệt, làm cho thị phần của công ty ở hai thị trường này tăng lên. So với năm 2005 thị trường miền Bắc là 76%, thị trường miền Trung 12%, thị trường miền Nam 8% thì năm 2006, thị phần của công ty ở cả 3 thị trường này đều tăng. Năm 2006, thị trường miền Bắc là 80% , tăng 4% so với năm 2005, còn thị trường miền Trung là 14%( tăng 2%), và thị trường miền Nam là 9 %( tăng 1%). Đó là do công ty đã áp dụng một số biện pháp đầu tư thích hợp trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường như: đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, giảm giá thành sản phẩm do giảm được chi phí đầu vào, chú trọng hơn vào công tác nghiên cứu thị trường, tăng số lượng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tích cực quảng bá hình ảnh công ty hơn… Qua đó cũng thấy được khối lượng sản phẩm qua các năm đều tăng song chủ yếu đều tăng ở miền Bắc, còn miền Trung và miền Nam do phải cạnh tranh mạnh với các sản phẩm của Công ty cao su Đà Nẵng, cao su Miền Nam đóng ngay tại địa bàn đó cho nên mặc dù khối lượng tiêu thụ cũng đã tăng đáng

kể song tỷ trọng còn thấp so với tổng số. Trong tương lai mục tiêu cơ bản của công ty ở hai khu vực này là tìm cách thâm nhập sâu và mở rộng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w