Về mặt kỹ thuật lập các Báo cáo tài chính hợp nhất

Một phần của tài liệu Một vài kiến nghị về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 55 - 57)

-Tổng công ty sử dụng kỹ thuật “hợp nhất theo từng cấp”. Kỹ thuật này có thể tạm hiểu như sau:

Nếu như các Công ty con của Tổng công ty VIWASEEN lại có các Công ty con riêng của mình (mà ta tạm gọi là Công ty con cấp 2). Thì khi hợp nhất Báo cáo tài chính, các “Công ty con cấp 2” này sẽ hợp nhất Báo cáo tài chính với Công ty mẹ trực tiếp của nó (Tức là Công ty con của Tổng công ty VIWASEEN). Mà không hợp nhất trực tiếp Báo cáo tài chính với Tổng công ty VIWASEEN. Sau đó Công ty mẹ của “Công ty con cấp 2” (đồng thời là Công ty con của Tổng công ty VIWASEEN) mới hợp nhất Báo cáo tài chính với Tổng công ty VIWASEEN.

Đây là là một nét vận dụng sáng tạo, và hợp lý kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính vào tình hình thực tế của Tổng công ty. Tổng công ty có quy mô lớn, với nhiều công ty con (12 công ty con), chưa kể tới việc các Công ty con của Tổng công ty VIWASEEN cũng có quy mô tương đối lớn, và có thể có nhiều “Công ty con cấp 2” nữa. Nếu áp dụng kỹ thuật “Hợp nhất trực tiếp”, thì số lượng các Công ty con hợp nhất Báo cáo tài chính với Công ty mẹ sẽ là rất lớn. Cùng Với vô số các giao dịch nội bộ phát sinh chồng chéo giữa các Công ty, làm cho công tác Hợp nhất Báo cáo tài chính trở nên thực sự phức tạp.

-Sử dụng kỹ thuật hợp nhất theo từng cấp trong trường hợp này sẽ làm giảm khối lượng công việc khi hợp nhất Báo cáo tài chính tại Tổng công ty, mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao trong hợp nhất. Điều này là tương đối dễ hiểu, vì khi thực hiện

hợp nhất theo từng cấp, các Công ty con sẽ được hợp nhất Báo cáo tài chính với “mẹ trực tiếp” của mình. Điểm thuận lợi này làm cho việc hợp nhất diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn do Công ty mẹ trực tiếp có thông tin đầy đủ và chính xác nhất về Công ty con của mình.

Bên cạnh những lợi thế, phương pháp hợp nhất theo từng cấp cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.

Ví dụ về trường hợp cụ thể sau để thấy được những khó khăn khi hợp nhất theo phương pháp này:

Tổng công ty VIWASEEN có công ty con là Công ty VIWASEEN Huế. Công ty VIWASEEN Huế có công ty con là Công ty Cổ phần Khách sạn VIWASEEN Huế. Áp dụng phương pháp hợp nhất theo từng cấp tức là:

Trước tiên Công ty VIWASEEN Huế hợp nhất Báo cáo tài chính với Công ty Khách sạn VIWASEEN Huế.

Sau đó Tổng công ty VIWASEEN hợp nhất Báo cáo tài chính với Báo cáo tài chính đã hợp nhất của Công ty VIWASEEN Huế.

Về nguyên tắc, khi hợp nhất Báo cáo của Công ty VIWASEEN Huế với Công ty Khách sạn VIWASEEN Huế. Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa hai công ty này đã phải có khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số”. Như vậy khi tiếp tục hợp nhất Báo cáo tài chính của Tổng công ty VIWASEEN với Báo cáo tài chính hợp nhất của “VIWASEEN Huế” và “Khách sạn VIWASEEN Huế”, thì việc tính toán khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” tại Công ty VIWASEEN Huế trở nên hết sức phức tạp.

Để xử lý khó khăn này, Tổng công ty VIWASEEN đã không tính ra “Lợi ích của cổ đông thiểu số” khi hợp nhất Báo cáo tài chính giữa “Công ty VIWASEEN Huế” và “Khách sạn VIWASEEN Huế”. Trên Báo cáo tài chính hợp nhất của hai công ty này cũng không có khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số”. Mà khi hợp nhất Báo cáo tài chính của Tổng công ty VIWASEEN và Công ty VIWASEEN Huế, kế toán mới tính ra phần “Lợi ích của cổ đông thiểu số” của “Công ty Khách sạn VIWASEEN

Huế”, và cộng gộp nó vào khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” của “Công ty VIWASEEN Huế”.

Đây là cách tính toán tương đối nhanh và chính xác. Nhưng lại không tuân thủ đúng theo các nguyên tắc khi hợp nhất Báo cáo tài chính (Vì trên Báo cáo tài chính hợp nhất của “Công ty VIWASEEN Huế” và “Khách sạn VIWASEEN Huế”, đã không trình bày khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số”).

Một phần của tài liệu Một vài kiến nghị về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w